Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ân huệ của hòa bình và cú hích cho ngành cà phê Colombia
21 | 10 | 2017
Nông dân chạy trốn khỏi chiến tranh tại vùng Andes của Colombia đang quay trở lại và hồi sinh những vùng đất bị bỏ hoang, trồng cà phê, tăng nguồn cung loại cà phê chất lượng cao nhất cho thị trường toàn cầu.

Cuộc nội chiến kéo dài 5 thập kỷ của Colombia – cuộc nội chiến dài nhất trong lịch sử châu Mỹ, khiến hàng triệu người mất nhà cửa và làm gián đoạn hoạt động nông nghiệp trong hàng thập kỷ tại các khu vực sản xuất cà phê cho những khách hàng tiêu dùng cà phê sành sỏi trên thế giới. Sự hồi sinh của ngành cà phê tại các khu vực chiến sự trước đây có thể đẩy sản lượng cà phê của Colombia tăng 40%, theo các ước tính của chính phủ nước này. Với mức tăng này, nguồn cung cà phê Arabica dịu nhẹ thế giới có thể tăng thêm khoảng 13%. Nguồn cung tăng thêm sẽ giúp giảm chi phí nguyên liệu thô cho các nhà rang xay cà phê toàn cầu, nhiều người trong số này đang tìm cách đảm bảo có phần trong nguồn cung ngày càng tăng từ Colombia.

Khoảng 950 gia đình trồng cà phê đã quay trở lại khu vực San Carlos, chiếm khoảng 60% trong khoảng 1.600 gia đình đã bỏ đi trong chiến tranh, theo dữ liệu từ Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia (FNC). Nguồn cung từ khu vực này – cách thủ đô Bogota khoảng 330km về phía Tây Nam – có thể tăng thêm do nông dân đang tăng diện tích trồng và ngày càng nhiều người quay trở lại khu vực này sinh sống, cung cấp lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất.

Khu vực này hiện có khoảng 800ha trồng cà phê, tăng gấp đôi so với diện tích 400ha trong chiến tranh. Tuy vậy, diện tích này chỉ mới bằng một nửa so với tổng diện tích 1.500ha trồng cà phê trước chiến tranh, theo dữ liệu của FNC.

Trong số những người quay về có Libardo Garcia, người đã mất hai anh em trai trong chiến tranh – một bị bắn và một bị chết bởi mìn. Ông và gia đình đã quay trở lại trang trại rộng 12ha vào năm 2015 sau khi phải tị nạn trong năm 2001. “Tất cả cây cà phê đều đã chết khi chúng tôi quay lại”, ông Garcia cho biết – trước đây vốn đã trồng 8.000 cây trên diện tích 2ha đất dốc đứng.

Arabica là loại cà phê chất lượng cao nhất thế giới và Colombia là nước sản xuất cà phê Arabica dịu nhẹ hàng đầu thế giới. Để sản xuất loại cà phê này, hạt cà phê cần phải tách rời khỏi quả rồi đem sấy để tăng chat lượng.

Arabica chiếm khoảng 60% nguồn cung cà phê toàn cầu, còn lại là cà phê Robusta chất lượng thấp hơn. Một số nhà rang xay cà phê thêm Robusta vào các công thức phối trộn bí mật, các thương hiệu cao cấp vẫn sử dụng cà phê 100% Arabica dịu nhẹ.

Thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy Revolutionary Armed Forces of Colombia (FARC) vào cuối năm 2016 đã đặt nền móng cho sự quay trở về cố hương của nhiều gia đình, bao gồm hàng ngàn người trồng cà phê.

Khoảng 220.000 người đã chết và hàng triệu người phải di tản trong những thập kỷ giao tranh. Cuộc xung đột đã tác động lên nhiều khu vực rộng lớn của đất nước, và chính phủ nước này đã gặp rất nhiều khó khăn để giành lại quyền kiểm soát các cao nguyên và khu vực rừng núi xa xôi ở phía Tây và Nam của nước này.

Một số nông dân vẫn ở lại trong suốt cuộc chiến, đã chuyển từ trồng cacao và các loại cây bất hợp pháp khác trong thời gian chiến tranh sang trồng cà phê hiện nay. Coca được sử dụng để sản xuất cocaine, và tiền từ hoạt động sản xuất cocaine được dùng để tài trợ cho các nhóm vũ trang trong suốt cuộc chiến.

Sự kết hợp của những nông dân quay trở lại các khu vực đất đai bị bỏ hoang và những người chuyển sang trồng cà phê từ các cây trồng khác có thể giúp tổng sản lượng cà phê Colombia đạt mức cao kỷ lục 20 triệu bao loại 60kg đến năm 2020, theo ước tính của chính phủ, tăng từ 14,2 triệu bao trong năm 2016.

Tại khu vực Andes của San Carlos, sự khôi phục của sản xuất cà phê nhanh chóng phát triển sau khi tình hình chiến sự tại khu vực này giảm bớt vào khoảng năm 2014, khi thỏa thuận hòa bình vẫn đang trong quá trình đàm phán. Cuộc nội chiến của nước này nảy sinh khi các lực lượng nổi loạn bắt đầu xuất hiện hồi năm 1964 và phát triển cực thịnh tại khu vực này vào khoảng năm 2000.

Sau khi di tản khỏi khu vực này, ông Garcia dành thời gian tại thành phố Medelline và sau đó là San Carlos. “Chúng tôi quay trở lại vì chúng tôi yêu vùng đất này”, ông nói, khi nhìn về phía ngôi nhà của mình – một ngôi nhà đá bao quanh bởi rất nhiều hoa. Đội một chiếc mũ rộng vành, ông Garcia chỉ về phía công sự cũ của FARC ở phía xa, có cây bao quanh và chỉ cách trang trại của ông khoảng 1h đi bộ. Phần lớn láng giềng của ông vẫn chưa quay trở lại, phần vì họ vẫn nghi ngại thỏa thuận hòa bình, phần vì họ đã lập nghiệp nơi nào khác.

Trước khi đưa cả gia đình quay trở lại, ông Garcia di chuyển 13km từ gần San Carlon vào mỗi cuối tuần trong suốt 3 năm tới đây để trồng những cây cà phê mới và dọn dẹp những cây đã chết. Ông Garcia còn rất nhiều đất để mở rộng sản xuất thêm nữa nhưng không thể tìm thấy đủ lao động do vẫn còn quá ít người quay trở lại ở các cộng đồng xung quanh. Các cây cà phê trồng mới có năng suất cao đang giúp đẩy tăng sản lượng, nhưng khu vực này vẫn còn cách rất xa tiềm năng tăng sản xuất do thiếu lao động, theo nhận định của Rosa Velasques, quản lý của HTX địa phương, có khoảng 1.000 thành viên đang bán cà phê của họ cho HTX này.

Các nhà rang xay quốc tế đang tranh nhau cơ hội mua thêm cà phê từ Colombia, nước sản xuất cà phê lớn thứ 3 thế giới và là nguồn cung cấp khoảng 1/3 lượng cà phê Arabica dịu nhẹ toàn cầu. Các nhà rang xày phê Ý cao cấp đang tăng cường mua từ nhiều khu vực của Colombia, vốn không thể tiếp cận trong suốt cuộc chiến. “Hiện họ đang mở cửa trở lại”, theo chủ tịch illycaffee Andrea Illy cho biết. Doanh nghiệp đến từ Ý này tăng tốc mua cà phê từ khu vực này với tốc độ 2 con số trong suốt 2 – 3 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường mua trong thời gian tới.

Năm 2016, Nestle Nespresso lần đầu tiên trở lại mua cà phê từ khu vực hậu chiến của Colombia và cho ra mắt loại cà phê đặc biệt, có nguồn cung hạn chế trong năm 2017. “Có rất nhiều người chưa từng thử loại cà phê từ các khu vực này cho tới mãi gần đây”, theo Katherine Graham, quản lý quan hệ công chúng của Nestle Nespresso cho biết. “Vẫn còn nhiều khu vực có tiềm năng lớn nhưng cần rất nhiều công việc cần làm để chạm đế biến tiềm năng trở thành hiện thực”.

Starbucks Co mở rộng đối tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ để cung cấp tập huấn nông nghiệp tại các khu vực hậu chiến cho khoảng 1.000 nông dân. Starbucks Co cũng hợp tác với Inter-American Development Bank để hỗ trợ 2.000 nông dân tại Colombia – chủ yếu là phụ nữ – với các khoản vay hỗ trợ sản xuất.

Doanh nhân Colombia Gonzalo Navarro đã mở một công ty rang xay có tên Piccolo Piacere tại Medellin vào đầu năm 2017, tập trung vào nguồn cung cà phê từ các nông dân sản xuất quy mo nhỏ, nhiều người đến từ các khu vực chiến sự cũ. “Chúng tôi có tiếp cận với các nông dân trước đây có trồng các loại cây trồng khác, như coca”, ông cho biết.

Trở lại gần San Carlos, nông dân Rubiela Cuervo làm việc tại một trang trại cách xa gia đình bà. Bà đã di tản tới Medellin để chạy trốn khỏi cuộc nội chiến trong năm 2005 nhưng chật vật để kiếm sống và quay trở lại chỉ một năm sau đó bất chấp cuộc chiến đang tiếp diễn nơi đây. Bà đã mở rộng hoạt động sản xuát cà phê khi hòa bình được thiết lập trở lại khu vực này trong những năm gần đây. “Chúng tôi hy vọng hòa bình sẽ mang đến cho chúng tôi thêm lao động, thu nhập. Tôi hy vọng mình sẽ không phải chạy trốn lần nữa”.

Colombia là nước sản xuất cà phê Arabica dịu nhẹ lớn nhất thế giới, là loại cà phê mà hạt được tách khỏi quả trước khi sấy, giúp cải thiện chất lượng của hạt cà phê. Chính phủ nước này ước tính sản lượng cà phê của Colombia sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 20 triệu bao loại 20kg đến năm 2020 sau khi thỏa thuận hòa bình được ký năm 2016, đưa các khu vực sản xuất trước đây quay trở lại hoạt động

Theo Reuters (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường