Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới trong năm 2016, với tổng sản lượng tôm sản xuất tại Ấn Độ đạt 434.484 tấn. Lượng xuất khẩu khả dụng trong năm 2017 được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi sản lượng tôm Ấn Độ năm 2017 được dự báo đạt khoảng 600.000 tấn, trị giá 6 tỷ USD, theo thông tin các phái đoàn nhận được từ hội nghị GOAL 2017 tổ chức tại Dublin, Ireland.
Tuy nhiên, từ năm 2016, thị trường đã dấy lên quan ngại ngày càng lớn rằng EU – thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 3 của Ấn Độ – có thể áp đặt lệnh cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ do lo ngại tôm nhiễm bẩn. Từ cuối năm 2016, Cơ quan Thú y EU đã tăng tỷ lệ kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với tôm nuôi nhập khẩu từ Ấn Độ từ 10% lên 50%, tương đương 80.000 tấn tôm nhập khẩu.
Cho tới nay, chỉ 13 trường hợp dương tính với kháng sinh bị phát hiện, GAA xác nhận và Will Rash, giám đốc điều hành của The Big Prawn Co., một trong những thương hiệu thủy sản lớn tại Anh, nhấn mạnh rằng EU sẽ làm những gì cảm thấy cần phải làm”, và các nỗ lực của các nhà xuất khẩu lẫn nhậu khẩu nhằm xoay chuyển quyết định là vô ích. “Do đó, cách tiếp cận khả thi duy nhất là giả định rằng lệnh cấm này có thể sẽ trở thành hiện thực”, ông Rash phát biểu. “Bất cứ nhà kinh doanh nhập khẩu nhạy bén này cũng sẽ nhận ra rủi ro này và bắt đầu hành động thận trọng. Đó chính xác là những gì Big Prawn thực hiện, chúng tôi đang nỗ lực giảm tối đa sự phụ thuộc vào nguồn cung tôm từ Ấn Độ”.
Ông Rash phát biểu tại GOAL rằng trong khi các cuộc tranh luận về việc liệu có hay không lệnh cấm của EU đối với tôm Ấn Độ, điều này không mang lại tác động tích cực nào cho ngành tôm toàn cầu. “Chúng tôi đang bắt đầu nhận được các cảnh báo từ phía khách hàng rằng nên tránh xa nguồn tôm từ Ấn Độ”, ông nói. “Tôi nghĩ sản phẩm của tôi được kiểm tra đầy đủ và đều đảm bảo chất lượng. Chúng tôi đang nhận được những cảnh báo như trên bởi cuộc tranh luận đang diễn ra trong bối cảnh như vậy”. Ông Rash lên tiếng phản đối tình trạng vơ đũa cả nắm như hiện nay đối với tôm Ấn Độ. “Chúng ta đang sa vào kịch bản với định kiến đang hình thành rằng tất cả mọi thứ từ Ấn Độ đều nhiễm bẩn và định kiến này thực sự tồi tệ cho tất cả mọi người”.
Nếu EU thực sự ban lệnh cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ, nhiều đồn đoán trên thị trường cho rằng Mỹ cũng sẽ làm theo. Tham gia vào cuộc thảo luận nhóm tại GOAL, Bob Yudovin, phụ trách mua thủy sản trên phạm vi toàn quốc tại Harvest Meat Co. và Sherwood Foods, một trong những nhà phân phối thực phẩm độc lập lớn nhất nước Mỹ, cho biết ông lo lắng về điều có thể xảy ra bởi FDA có tiền sử đưa ra những quyết định bất thình lình như vậy với các loại thủy sản khác. “Nếu FDa quyết định nối gót EU, vốn đã đang là nguy cơ hiện nay, chúng tôi sẽ gặp phải vấn đề thực sự nghiêm trọng”.
Với thị phần 50% trong cơ cấu nhập khẩu tôm Ấn Độ của Mỹ, theo ông Eric Buckner, giám đốc cấp cao về thủy sản tại Sysco Corp., thừa nhận rằng bất cứ động thái từ chối nhập khẩu nào cũng sẽ có tác động lên thị trường. Ông nhấn mạnh rằng điều thiết yếu là các chính phủ của cả hai bên Ấn Độ và Mỹ cần nỗ lực hợp tác để vấn đề không leo tháng lên tới mức độ như đang diễn ra tại EU.
Ngoài ra, trong cuộc thảo luận nhóm Steve Disko, giám đốc phan khúc thủy sản của Schnucks Markets Inc., lại cho rằng ông không tin rằng Mỹ sẽ nối gót EU về vấn đề cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ. “Tôi chắc chắn rằng nếu EU ban lệnh cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ, đó thực sự là một vấn đề đáng chú ý nhưng tôi cũng cho rằng người tiêu dùng Mỹ vẫn có niềm tin vào hệ thống giám sát của FDA và họ sẽ có quyết định hợp lý”.
Theo Seafood Source