“Xuất khẩu cà phê của Indonesia trong 8 tháng đầu năm 2017 cao hơn 108.000 tấn so với cùng kỳ năm 2016”, USDA tại Jakarta cho hay, nhấn mạnh các thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, Đức, Malaysia, Nga, Ý, Nhật Bản, Anh, Algeria, Ai Cập và Trung Quốc.
Xuất khẩu những tháng gần đây giảm mạnh
Vấn đề là dữ liệu xuất khẩu sau tháng 8/2017 cho thấy sự suy giảm mạnh. Xuất khẩu cà phê tháng 9 giảm 28% so với cùng kỳ năm 2016; xuất khẩu cà phê tháng 10 thậm chí còn giảm tới 71% so với cùng kỳ năm 2016 và là mức xuất khẩu thấp nhất kể từ tháng 5/2016.
Cạnh tranh mạnh hơn
Vấn đề chính đối với xuất khẩu cà phê Colombia là Việt Nam – nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – có sản lượng thấp hồi niên vụ trước, nhưng đã phục hồi sản lượng tốt trong niên vụ 2017/18, theo các báo cáo thu hoạch sớm cho thấy.
Theo Volcafe, sản lượng cà phê Robusta toàn cầu trong niên vụ 2017/18 sẽ tăng 4 triệu bao lên 65 triệu bao.
Câu hỏi chính đặt ra là Indonesia sẽ có bao nhiêu cà phê khả dụng cho xuất khẩu, sau khi đã xuất khẩu rất mạnh trong niên vụ 2016/17.USDA tại Jakarta cho rằng dự trữ cuối kỳ niên vụ 2016/17 chỉ ở mức thấp, khoảng 12.000 bao.
Diễn biến giá
Ước tính tồn kho cà phê và sản xuất tại bất cứ nước sản xuất cà phê lớn nào đều rất khó.
Nhưng xét đến tương quan cung – cầu và giá, giá cà phê Robusta loại 4, chênh giá 60 – 70 USD so với hợp đồng cà phê giao tháng 1, tăng từ mức chênh 50 USD/tấn trong tuần trước đó, phản ánh các nhận định nguồn cung trên thị trường.
Trong khi đó, giá cà phê đang giảm tại Việt Nam do vụ thu hoạch sắp tới được dự báo tăng về sản lượng. Bất kể là họ đang đầu cơ tích trữ hay không có nhiều để bán, các nhà sản xuất tại Indoneis cũng đang giữ nhịp độ cung ứng có lợi về giá.
Theo Agrimoney (gappingworld.com)