Theo một phần thỏa thuận, Tencent sẽ đẩy mạnh quảng cáo các sản phẩm thịt và thực phẩm của thương hiệu bán lẻ Super Species hưng cũng sẽ sử dụng các dịch vụ dữ liệu để marketing theo đối tượng, nhằm vào những người tiêu dùng thịt tiềm năng. Nổi tiếng với diễn đàn kiểu Twitter tại Trung Quốc là Weixin, hay còn được biết đến với tên Wechat – cũng có hàng tá những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Giá trị vốn hóa thị trường của Tencent trên thị trường Hong Kong thậm chí còn cao hơn của Facebook.
Các tờ quảng cáo tại cửa hàng Super Species ở Bắc Kinh tuần này quảng cáo thịt bít tết, phô mai và rượu vang. Bên trong, người tiêu dùng đang xếp hàng tại quyền bán thịt bò để lựa các miếng bò bít tết ướp lạnh từ Úc và Canada, sau đó thịt được chế biến để thưởng thức tại chỗ hoặc mua về nhà. Những khách hàng tại cửa hàng được khuyến khích lấy mã giảm giá gửi tới các tài khoản Weixin/Wechat của họ bằng cách chụp ảnh mã QR tại quầy. Mục tiêu chính của Super Species là nhằm giới thiệu đến khách hàng các mặt hàng chào bán trực tuyến của cong ty, theo giám đốc điều hành Lin Chuangyan của Super Species cho biết. Ông ám chỉ việc sử dụng các mã thông minh, truyền thông đại chúng và mua sắm trực tuyến của cửa hàng là môi trường hợp tác với Tencent của Super Species.
Quan trọng là khách hàng phải trả với các hệ thống thanh toán di động như WePay và dịch vụ Tencent Pay do Tencent cung cấp, cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu doanh số đáng giá. Ngoài việc chụp ảnh mã QR tại cửa hàng để nhận mã giảm giá, khách hàng của Super Species cũng có thể tham gia dịch vụ thành viên Super Species mở ra cho những người dùng Wechat, với tin tức, công thức nấu nướng và các món đặc biệt hàng ngày. Các công thức nấu nướng theo khuyến nghị của Wechat như cách nếu bít tết Super Species tại nhà.
Các nhà bán lẻ truyền thống tại Trung Quốc đang quay cuồng phản ứng trước sự đổ bộ của Tencent và Alibaba, vốn đang sử dụng lợi thế dữ liệu khổng lồ của họ (cả hai công ty đều thu thập dữ liệu từ các mạng xã hội của họ, các dịch vụ điện toán đám mây và các hệ thống thanh toán di động, sau đó sử dụng để phân vùng mục tiêu khách hàng) và Yonghui có vẻ đang cố gắng thích nghi, thay vì chống lại xu hướng này.
Tencent là công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất châu Á, đang đối mặt với đối thủ truyền kiếp Alibaba trong phân khcus thị trường thịt và thực phẩm cao cấp. Alibaba từ lâu đã là ông vua thương mại điện tử tại Trung Quốc, đã xây dựng chuỗi Hema Xiansheng để bán các sản phẩm thịt và thực phẩm nhập khẩu cao cấp. Ngoài ra, công ty còn mua cổ phần tại chuỗi siêu thị Lianhua.
Các cửa hàng Super Species thường có quy mô 700 – 800m2 và nằm trong các trung tâm thương mại lớn của Yonghui – cũng cung cấp thịt nhập khẩu – vốn thường có quy mô 12.000m2. Thực phẩm tươi và thịt là một mục tiêu hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ Trung Quốc khi trung tâm thương mại Yonghui thông báo lợi nhuận biên của phân khúc sản phẩm thịt và các thực phẩm tươi khác trung bình là 12,8% trong năm 2015 và 13,3% trong năm 2016.
Trong một mạng lưới các mối quan hệ ngày càng phức tạp, một trong hai nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu Trung Quốc là JD.com, có 10% cổ phần trong Yonghui nên Yonghui đã chuyển sang xúc tiến hoạt động kinh doanh thông qua các dịch vụ của JD Daojia, cho phép người dùng mua và lựa chọn giao hàng thực phẩm từ các trung tâm thương mại này. Yonghui tập trung vào phát triển Super Species tại miền Nam Trung Quốc, với cửa hàng đầu tiên mở tại Phúc Châu vào tháng 1/2017. Yonghui cũng mở các cửa hàng tại các khu vực dân cư và có kế hoạch mở đến 100 cửa hàng mỗi năm.
Đây là một điểm đến hợp lý trong cách tiếp cận mà Yonghui theo đuổi đến nay. Nhưng đây cũng là cách tiếp cận mà Hema Xiansheng, một chuỗi siêu thị ra đời năm 2016 với 20 cửa hàng (phần lớn là tại Thượng Hải) cũng cung cấp thịt và thực phẩm tươi. Các cửa hàng Hema cũng phục vụ như một trung tâm hậu cần – nơi các đơn hàng của khách hàng trực tuyến được đóng gói và vận chuyển. Phạm vi cuộc chiến Tencent – Alibaba đang mở rộng ra mức khu vực: nhà bán lẻ Dairy Farm Group có trụ sở tại Hong Kong, một phần trong tập đoàn khổng lồ Jardine Matheson, có 20% cổ phần tại Yonghui, trong khi cả Tencent và Alibaba đều đang tìm cách mở rộng ứng dụng dịch vụ thanh toán của họ ra khắp châu Á khi khách du lịch Trung Quốc dang trở thành một lực lượng chi tiêu ngày càng lớn tại khu vực này.
Theo Food Navigator (gappingworld.com)