The Pig Site đã thực hiện cuộc phỏng vấn với Angela Zhang, nghiên cứu trưởng của phòng nghiên cứu kinh doanh tại IQC Insights, để thảo luận sâu về luật môi trường và các tác động đến ngành thịt lợn Trung Quốc đến nay. Angela cũng chia sẻ sự báo về sản xuất thịt lợn tại Trung Quốc từ năm 2018 trở đi.
Xin bà cho biết tổng quan về các quy định môi trường mới của Trung Quốc?
Ngày 1/1/2015, Luật Bảo vệ Môi trường mới được chính thức triển khai tại Trung Quốc. Bộ luật mới tăng mạnh mức trừng phạt đối với các doanh nghiệp xả thải làm ô nhiễm môi trường, với rất nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và trung bình không đạt tiêu chuẩn đang bị đóng cửa hoặc xóa sổ trong một khoảng thời gian xác định, gây ra những thay đổi lớn trong cơ cấu chăn nuôi lợn Trung Quốc.
Luật, Hướng dẫn sửa đổi và tối ưu thiết kế trang trại chăn nuôi lợn tại miền nam Trung Quốc do Bộ Nông nghiệp công bố ngày 26/11/2015, quy định rằng các khu vực chăn nuôi tại miền nam Trung Quốc cần giảm bớt hoạt động và hoạt động chăn nuôi sẽ được chuyển sang khu vực trung tây và đông bắc Trung Quốc trong tương lai. Đồng thời, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia cũng thắt chặt kiểm soát vấn đề ô nhiễm do chăn nuôi lợn; đặt yêu cầu cao hơn về cơ sở hạ tầng trại chăn nuôi lợn và các quy định khắt khe hơn trong các văn bản liên quan về vận hành cơ sở chăn nuôi lợn.
Tổng quy mô đàn lợn sống thương phẩm tại các tỉnh này đạt 540 triệu con, chiếm 79% tổng nguồn cung lợn sống tiêu thụ tại Trung Quốc trong năm 2016. Theo công bố của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, tính đến giữa năm 2017, 213.000 trang trại chăn nuôi lợn của Trung Quốc đã bị đóng cửa.
Đáng chú ý là khi chính phủ triển khai các quy định môi trường này, các địa phương đã tự tạo thêm các điều khoản phụ dựa trên các điều kiện địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các chính quyền địa phương đều xác định cuối năm 2017 là hạn chót cho các trang trại chăn nuôi lợn không đủ tiêu chuẩn phải đóng cửa hoặc di dời.
Ngoài ra, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Luật thuế môi trường đầu tiên của Trung Quốc sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Luật thuế này sẽ chỉ áp dụng đối với các trang trại có quy mô từ 500 con trở lên.
Theo kinh nghiệm của bà, bạn có nhận thấy các nhà sản xuất chăn nuôi lợn đang điều chỉnh cơ sở sản xuất để đáp ứng các quy định, hay họ đang đóng cửa hoặc di dời?
Tại quê nhà của tôi, tỉnh Chiết Giang, tôi nhận thấy rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn nhỏ đang đóng cửa trong 3 năm qua. Do các chính sách môi trường mới, chi phí xử lý môi trường tăng lên. Nếu các trang trại quy mô nhỏ muốn sống sót trong thị trường này, họ phải tăng đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ chăn nuôi. Điều này rất khó cho họ nên họ lựa chọn rút chân ra khỏi thị trường. Hơn nữa, các quy định môi trường mới cũng tạo ra rào cản cho những thành phần mới tham gia thị trường. Sự thay đổi cơ cấu lợn nuôi và lợn thương phẩm cũng cho thấy tình trạng này trong giai đoạn 2014 – 2016:
Số lượng lợn nuôi tại tỉnh Chiết Giang (000 con)
|
2014
|
2015
|
2016
|
Nuôi
|
9.650
|
7.300
|
5.740
|
Thương phẩm
|
17.250
|
13.160
|
11.690
|
Sử dụng dữ liệu năm 2014 làm cơ sở, chúng tôi nhận thấy quy mô đàn lợn nuôi và đàn lợn thương phẩm lần lượt giảm 41% và 32% trong năm 2016.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, phần lớn họ đều nghiêng về phía nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng các tiêu chuẩn mới hoặc di dời tói các khu vực sản xuất ngũ cốc lớn của Trung Quốc, qua đó họ cũng tiết kiệm được chi phí TACN. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng công bố Chương trình hành động cho cải tạo chất thải chăn nuôi giai đoạn 2017 – 2020 vào ngày 10/7/2017. Mục đích chính là thúc đẩy phát triển bền vững và khép kín hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Do đó, xu hướng chính cho các doanh nghiệp quy môt lớn nội địa sau khi quy định môi trường mới được triển khai, là dịch chuyển từ Nam lên Bắc, và từ Đông sang Tây.
Tác động của các quy định ô nhiễm mới lên sản xuất, xuất nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc là gì?
Các quy định môi trường mới trực tiếp làm thay đổi cấu trúc cung – cầu thịt lợn tại Trung Quốc để từ năm 2014. Biểu đồ sau cho thấy diễn biến trái ngược của sản xuất và nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc từ năm 2014 – 2016:
Sản xuất thịt lợn Trung Quốc tiếp tục suy giảm, từ 56,71 triệu tấn năm 2014 xuống còn 52,99 triệu tấn năm 2016, với tốc độ tăng trưởng kép -3%/năm; trong cùng kỳ, nhập khẩu thịt lợn và nội tạng lợn tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng kép 47%/năm. Năm 2016, Trung Quốc nhập khẩu 2,97 triệu tấn thịt lợn và nội tạng, tăng 91% so với năm 2015; khi đây cũng là năm bản lề triển khai các quy định môi trường mới.
Xuất khẩu thịt lợn không tác động lớn tới cấu trúc cung – cầu nội địa do lượng xuất khẩu thấp trong những năm gần đây. Mặc dù sản xuất thịt lợn của Trung Quốc chiếm 49% tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2016, nước này cũng là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Với sản xuất thịt lợn nội địa suy giảm, xuất khẩu thịt lợn của Trung Quốc cũng liên tục giảm, từ 92.000 tấn năm 2014 xuống còn 49.000 tấn năm 2016.
Bà dự báo thế nào về sản xuất thịt lợn tại Trung Quốc trong tương lai gần?
Bị tác động bởi các chính sách bảo vệ môi trường mới trong 3 năm qua, nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và vừa của Trung Quốc đã bị xóa sổ. Hai hệ quả chính của diễn biến này là: một mặt, do các trại nuôi này tập trung tiêu thụ lợn, tổng sản lượng giết mổ của các nhà máy giết mổ tại Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2017 đã đạt 178,5 triệu con, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016; mặt khác, như biểu đồ dưới đây cho thấy, kho lợn nái và lợn sống nội địa chạm mức thấp kỷ lục kể từ tháng 1/2015.
Tuy nhiên, tình hình này không nhất thiết cho thấy sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong năm 2018, do các công ty chăn nuôi quy lớn đang tận dụng cơ hội để mở rộng năng lực sản xuất. Bảng sau cho thấy tham vọng của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tại Trung Quốc hiện nay:
Doanh số bán lợn sống và kế hoạch dài hạn của các công ty chăn nuôi lớn nhất Trung Quốc:
Tên công ty
|
Doanh số bán lợn sống năm 2016 (000 con)
|
Kế hoạch dài hạn (000 con)
|
Thời hạn hoàn thành
|
Guangdong Wens Foodstuff Group Co.,Ltd
|
17.130
|
50.000
|
2025
|
C.P.Lotus
|
3.500
|
20.000
|
2024
|
Muyan Foods Co, Ltd
|
3.110
|
10.000
|
2020
|
Chuying Agro-Pastoral Group Co.,Ltd
|
2.470
|
10.000
|
2020
|
Jiangxi Zhengbang Technology Co., Ltd
|
2.260
|
10.000
|
2020
|
COFCO Meat
|
1.712
|
5.500
|
2020
|
New Hope Liuhe Co.,Ltd
|
1.500
|
20.000
|
2020
|
Tangrenshen Group Co., Ltd
|
600
|
6.000
|
2025
|
Tech-Bank Food Co.,Ltd
|
580
|
30.000
|
2025
|
Beijing Dabeinong Technology Group Co.,Ltd
|
400
|
10000
|
2020
|
Shenzhen Jinxinnong Technology Co.,Ltd
|
200
|
3.000
|
2025
|
Công suất sản xuất tăng được dự báo sẽ bung ra từ năm 2018 trở đi. Muyuan Foods thông báo họ có 10 triệu lợn sống thành phẩm trong năm 2018. Trong khi đó, New Hope Liuhe cũng có kế hoạch bán 3,5 triệu con lợn sống trong năm 2018.
Ngoài ra, do các chính sách bảo vệ môi trường, cấu trúc chăn nuôi của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi mạnh mẽ. Cùng lúc với các trang trại chăn nuôi nhỏ rời khỏi thị trường, các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn đang tăng tốc sản xuất. Hiện, các trang trại quy mô lớn có hơn 500 lợn nuôi chiếm khoảng 50% sản xuất chăn nuôi lợn tại Trung Quốc, tăng thêm gần 10% so với 5 năm trước. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp quy mô lớn có năng suất cao hơn nhiều so với trang trại quy mô nhỏ hơn. Năng suất lợn nái (PSY) hàng năm đối với trại nuôi quy mô nhỏ và trung bình là từ 16 – 18 con, trong khi doanh nghiệp quy mô lớn có hệ số này lên đến 20 -24 con. Sự thay đổi trong cấu trúc chăn nuôi cũng sẽ cải thiện mức PSY của Trung Quốc:
PSY tăng có thể đảm bảo công suất sản xuất khôi phục nhanh hơn, bất chấp lượng lợn nái và lợn nuôi đang ở mức thấp như hiện nay tại Trung Quốc. Do đó, sản xuất thịt lợn nội địa Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng với biên lợi nhuận nhỏ trong năm 2018, với triển vọng giá thịt lợn năm 2018 không biến động mạnh.
Theo The Pig Site (gappingworld.com)