Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc bước vào một chu kỳ phát triển mới
05 | 02 | 2018
Do lợi nhuận cao trong những năm vừa qua, những người chăn nuôi lợn Trung Quốc bước vào giai đoạn mở rộng trong năm 2017 và được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2018.

Ngành chăn nuôi lợn tiếp tục trải qua giai đoạn hợp nhất, chủ yếu do các quy định môi trường được triển khai mạnh nhằm giảm ô nhiễm từ các trang trại chăn nuôi lợn. Các nhà sản xuất chăn nuôi lợn đang giảm về con số nhưng có quy mô lớn hơn do chi phí sản xuất đang tăng nên các nhà sản xuất phải tăng hiệu quả theo quy mô. Mở rộng sản xuất dự kiến sẽ là động lực tăng sản xuất thịt lợn trong năm 2017 – 18 sau hai năm liên tiếp suy giảm sản lượng. Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm mạnh trong năm 2017 – 18 nhưng vẫn cao hơn so với mức trung bình lịch sử.

Các quy định môi trường đẩy nhanh tốc độ hợp nhất ngành

Các nhà sản xuất chăn nuôi lợn Trung Quốc tiếp tục chịu sự điều chỉnh của chính sách môi trường ngặt nghèo hơn. Các tiêu chuẩn mới hạn chế phát thải phân chuồng từ các trang trại chăn nuôi, dẫn đến sự đóng cửa của hàng loạt trang trại chăn nuôi lợn tại các khu vực gần nguồn nước và khu vực đông dân cư. Các cơ sở chăn nuôi còn tồn tại cũng được yêu cầu phải đầu tư vào các thiết bị xử lý chất thải chăn nuôi đắt đỏ mà các trang trại quy mô nhỏ không thể trang trải được. Tốc độ đóng cửa hoạt động diễn ra khác nhau theo từng khu vực nhưng đều đặt mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2017. Trong khi nhiều tỉnh đã hoàn thành mục tiêu đóng cửa các cơ sở chăn nuôi không đạt chuẩn, việc triển khai chính sách này vẫn đang diễn ra tại các tỉnh khác, bao gồm những tỉnh có hoạt động chăn nuôi lợn lớn. Theo Bộ Bảo vệ Môi trường, 213.000 trang trại đã đóng cửa hoặc di dời trong nửa đầu năm 2017. Tuy nhiên, vấn đề thiếu dữ liệu chính xác về tốc độ và quy mô của tình trạng đóng cửa hoạt động chăn nuôi tiếp tục gây ra những bất ổn lớn về số lượng trang trại chăn nuôi và quy mô đàn lợn còn lại.

Một số công ty chăn nuôi và sản xuất TACN đã thông báo các kế hoạch mở rộng đầy tham vọng để lấp đầy khoảng trống để lại. Hàng loạt nhà máy được xây dựng với trang thiết bị hiện đại và công suất lên tới hàng ngàn con lợn nái. Các nhà chức trách ngành nông nghiệp trợ cấp để hỗ trợ các trang trại nâng cấp hệ thống xử lý chất thải và cho các dự án trình diễn sử dụng phân chuông làm phân bón hữu cơ. Những nhà sản xuất tham gia các dự án này chủ yếu là các nhà sản xuất quy mô vừa và lớn.

Tình trạng đóng cửa hàng loạt cơ sở chăn nuôi diễn ra vào cuối giai đoạn suy giảm nguồn cung lợn sống và giá tăng mạnh bắt đầu từ năm 2014. Từ năm 2013 – 2017, tổng quy mô đàn lợn thịt của Trung Quốc giảm 9% xuống 435 triệu con. Tốc độ giảm quy mô đàn lợn nái thậm chí còn nhanh hơn, ở mức 13% trong cùng kỳ. Những thay đổi về quy mô đàn lợn nái phản ánh tình trạng đóng cửa chủ yếu diễn ra ở phân khúc các nhà sản xuất quy mô nhỏ, kém hiệu quả, không thể theo được các tiêu chuẩn mới. Quy mô đàn lợn thịt được dự báo tăng nhẹ vào cuối năm 2018; trong khi quy mô đàn lợn nái được dự báo tăng ngay từ đầu năm 2018.

Giá lợn dự báo giảm trong suốt năm 2018

Lịch sử giá ở mức cao và sự gia nhập thị trường của các nhà sản xuất hiện đại dẫn đến công suất sản xuất tăng, phần nào bù đắp được tác động của tình trạng đóng cửa hàng loạt. Sản xuất thịt lợn của Trung Quốc được dự báo tăng 1% trong năm 2017 và 2% trong năm 2018. Tăng trưởng sản xuất thịt lợn được thúc đẩy bởi tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Chỉ số PSY vượt mức 25 và tiệm cận mức PSY tại Mỹ. Những tiến triển trong năng suất được cho là xuất phát từ cải thiện nguồn gene, chăm sóc thú y và sức khỏe vật nuôi.

Bên cạnh mở rộng vùng nuôi, các nhà sản xuất cũng đang đầu tư vào các công nghệ như cho ăn tự động và các hệ thống giám sát để tăng cường sức khỏe vật nuôi và giảm chi phí. Giá lợn cao kỷ lục và mức lợi nhuận cao trong năm 2016 đã khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào các trang thiết bị mới. Các nhà sản xuất thu về lợi nhuận lên đến 100 USD/con và phần lớn các nhà sản xuất đều ít nhất hòa vốn trong năm 2017, bất chấp thực trạng giá lợn sống giảm mạnh. CÁc công ty sản xuất chăn nuôi quy mô lớn, khép kín đang mở rộng với tốc độ rất nhanh, phần lớn thông qua ký hợp đồng với nông dân. Các doanh nghiệp nắm giữ khâu sản xuất lợn con, nhưng ký hợp đồng với nông dân có đất và thức ăn chăn nuôi để nuôi lợn. Những nông dân này được cung cấp lợn con và tất cả đầu vào kèm theo đảm bảo giá tối thiểu cho lợn xuất chuồng. Trong khi những nhà sản xuất chăn nuôi lợn lớn nhất chỉ kiểm soát một phần nhỏ nguồn cung lợn, tăng trưởng trong phân khúc này của chuỗi cung ứng có vẻ đã vượt được thiệt hại do sự đóng cửa của những nhà chăn nuôi nhỏ, một khuynh hướng sẽ tiếp tục chi phối nguồn cung lợn trong năm 2017 và 2018.

Tăng trưởng sản xuất làm giảm nhu cầu nhập khẩu

Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc được dự báo giảm năm thứ hai liên tiếp trong năm 2018 do sản xuất nội địa tăng làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Mặc dù sản xuất thịt lợn được dự báo phục hồi trong năm 2018, tăng trưởng nhu cầu vẫn sẽ giúp nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, nhập khẩu được dự báo vẫn thấp hơn mức cao kỷ lục đạt được vào năm 2014. Với sản xuất tăng tại hầu hết các nước nhập khẩu thịt lợn lớn, giá thịt lợn quốc tế được dự báo giảm trong năm 2018, qua đó giúp hoạt động nhập khẩu duy trì được lợi thế cạnh tranh tương đối. EU, Mỹ và Canada sẽ tiếp tục là những nước xuất khẩu lớn, chủ yếu cạnh tranh về giá. Với nhu cầu tương đối cao đối với các sản phẩm chế biến, nhập khẩu có thể sẽ không giảm về mức thấp trước đây và Trung Quốc vẫn sẽ là nước nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới.

SẢn xuất thịt lợn toàn cầu được dự báo tăng gần 2% trong nă 2018, lên 113,1 triệu tấn, chủ yếu là tăng sản xuất tại Trung Quốc và mức tăng trưởng sản xuất thấp hơn diễn ra tại Mỹ. Sản xuất thịt lợn của Trung Quốc sẽ tăng năm thứ 2 liên tiếp do nhà sản xuất có động lực từ lợi nhuận tích cực. Quy mô đàn lợn nái tăng và trọng lượng lợn xuất chuồng nặng hơn sẽ thúc đẩy sản xuất năm 2018. Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn cao cũng sẽ khuyến khích hoạt động sản xuất tại Nga, Philippiné và Mexico. Trong số những nước sản xuất lớn, chỉ EU sẽ giảm sản lượng thịt lợn do thị trường nội địa và xuất khẩu đều trì trệ.

Xuất khẩu thịt lợn toàn cầu dự báo tăng gần 3% trong năm 2018, chủ yếu do nhu cầu cao từ Mexico, Philippines và Nam Mỹ (Argentina, Chile và Colombia), là các thị trường mà giá sẽ là động lực thúc đẩy tiêu dùng trên đầu người. Trung Quốc vẫn sẽ là nước nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới nhưng nhập khẩu sẽ giảm năm thứ hai liên tiếp trong năm 2018. EU sẽ tiếp tục là nhà xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới – không đổi ở mức 2,8 triệu tấn – nhưng tăng trưởng xuất khẩu sẽ bị thách thức bởi suy giảm xuất khẩu sang Trung Quốc và đồng Euro tăng giá.

Theo USDA (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường