Các thành phố và dân cư duyên hải của Trung Quốc đang hưởng lợi rất nhiều nhờ được tăng khả năng tiếp cận tới nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như những lợi ích lớn từ sự thịnh vượng kinh tế. tuy nhiên, khi nền kinh tế tại các thành phố cấp một của Trung Quốc đã đạt tới mức phát triển và tăng trưởng kinh tế chậm lại, chính phủ Trung Quốc đang chuyển dịch trọng tâm phát triển kinh tế vào các khu vực nông thôn.
Hiện nay, các thành phố cấp 2 và cấp 3 của Trung Quốc là thành trì mới cho phát triển kinh tế quốc gia. Tại các khu vực nông thôn, tăng trưởng kinh tế cũng đang chậm lại, đặc biệt là các khu vực công nghiệp thất bại tại Đông Bắc nước này, nơi các chính sách trợ cấp của chính phủ cho các ngành than đá, thép và quặng sắt đã suy giảm trong suốt 2 thập kỷ qua. Bất bình đẳng gia tăng và tăng trưởng kinh tế suy yếu đang trở thành các ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo Trung Quốc.
Trong Văn bản số 1 năm 2018, lãnh đạo Trung Quốc đặt mục tiêu giải quyết các thách thức mà các nhà sản xuất Trung Quốc tại các vùng nông thôn đang đối mặt thông qua thúc đẩy phát triển nông nghiệp thâm canh. Giới lãnh đạo nước này hình dung việc mở rộng phát triển nông nghiệp để hình thành một động lực tăng trưởng kinh tế khác, thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc trong thế kỷ tới. Lãnh đạo Trung Quốc đề xuất thúc đẩy “sự hồi sinh của nông thôn”. Trung Quốc phải cải thiện tiếp cận nông thôn tới các yếu tố kinh tế của sản xuất như đất, nước và vốn. Trung Quốc đang tìm kiếm một hình thái phát triển khác biệt cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, so với các nền kinh tế phát triển khác như Mỹ, Mỹ Latin và thậm chí là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các chính sách lớn, bao gồm đảm bảo an ninh lương thực thông qua tăng trưởng năng suất thâm canh và GTGT, phát triển các thể chế lớn thuộc sở hữu nhà nước trên thị trường hàng hóa toàn cầu; cải cách các chương trình hỗ trợ nội địa cho ngũ cốc; xây dựng các quan hệ đối tác thương mại trong chiến lược Một vành đai, Một con đường; các sáng kiên cải cách đất đai; và mở rộng tiếp cận các sản phẩm tài chính và phân bổ vốn cho khu vực nông thôn. Văn bản số 1 năm 2018 không đặt ra các mục tiêu hoặc các biện pháp cụ thể để đạt các mục tiêu chính. Rất nhiều các đề xuất phản ánh các mục tiêu và chủ đề từ các dự án thử nghiệm hiện tại tại cấp địa phương và tỉnh hoặc hạn chế trong một số cây trồng trong những năm gần đây. Các biện pháp chính sách ngắn hạn, chi tiết hơn dự kiến sẽ được tiết lộ trong Kế hoạch chiến lược quốc gia về hồi sinh khu vực nông thôn (2018-2022), hiện đang được rà soát và sẽ sớm được ban hành.
Trung Quốc tìm cách tự chủ các loại ngũ cốc thiết yếu và cung ứng đầy đủ các hàng hóa chính cho mục đích an ninh lương thực. Các chính sách hỗ trợ nội địa sẽ tập trung vào cải thiện năng suất nông nghiệp và tăng chất lượng sản phẩm. Tiếp tục cải cách đất nông thôn, như ký hợp đồng cho thuê đất thổ canh và đất thổ cư cho các gia đình nông nghiệp, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung đất nông nghiệp và mở rộng các nguồn lực tài chính sẵn có cho nông dân. Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách sử dụng các công cụ tài chính tương lai và đổi mới để tích hợp các chương trình bảo hiểm, qua đó bảo vệ thu nhập của nông dân khỏi biến động giá. Trung Quốc đặt mục tiêu làm việc với các đối tác thương mại Một vành đai, Một con đường để đa dạng hóa nguồn nhập khẩu thực phẩm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp kinh doanh ngũ cốc thuộc sở hữu nhà nước có thể mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu và mở rộng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở nước ngoài để đảm bảo an ninh lương thực nội địa.
Các vấn đề nổi bật trong Văn bản số 1 năm 2018
An ninh lương thực:
Văn bản này nhấn mạnh lại tầm quan trọng của vấn đề tự chủ các ngũ cốc thiết yếu (gạo và lúa mỳ). Để đảm bảo an ninh lương thực, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quá trình xác định và xây dựng “các khu vực chức năng” cho sản xuất ngũ cốc, bao gồm gạo, lúa mỳ và ngô. Trong khi đó, “các khu vực sản xuất quan trọng” sẽ được xác định và xây dựng để đảm bảo nguồn cung cơ bản của các hàng hóa chính như các loại hạt có dầu, bông và đường. Tuy nhiên, các chính sách nông nghiệp hiện nay khuyến khích chuyển đổi từ số lượng sang chất lượng cao hơn, các sản phẩm nông sản GTGT. Ví dụ, Trung Quốc đang khuyến khích nông dân trồng lúa gạo và lúa mỳ chất lượng cao, đậu tương sử dụng làm thực phẩm, hạt cải hàm lượng glucosinolate thấp và acid erucic thấp, và mía đường hàm lượng đường cao.
Chính sách hỗ trợ nội địa:
Mức độ trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc nói chung sẽ tiếp tục tăng, nhưng chính phủ sẽ tăng chính thống hóa các chính sách trợ cấp nội địa nhằm tăng khả năng cạnh tranh nông nghiệp và cải thiện chất lượng sản phẩm. Ví dụ, các chương trình trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng ngũ cốc sẽ được điều chỉnh để cải thiện hiệu quả. Ngoài ra, phạm vi và mức độ của các biện pháp “Green Box” trong các chương trình trợ cấp nội dịa tuân thủ WTO sẽ tiếp tục được mở rộng. Mặc dù chương trình trợ cấp giá tối thiểu cho gạo và lúa mỳ có thể tiếp tục trong tương lai gần, giá trợ cấp của chính phủ Trung Quốc sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố thị trường. Ngày 9/2/2018, Trung Quốc côgn bố giá trợ cấp tối thiểu cho gạo trong năm 2018, thấp hơn 10% so với giá trợ cấp năm 2017). Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách hệ thống thu mua chính phủ cũng như hệ thống dự trữ và đấu giá nhằm giảm áp lực tồn kho ngũ cốc, đặc biệt là ngô. Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm hiểu các phương án bảo hiểm khác nhau, như bảo hiểm thua lỗ và bảo hiểm dựa trên thu nhập cho gạo, lúa mỳ và ngô.
Thương mại nông nghiệp:
Xét đến căng thẳng thương mại ngày càng tăng với các đối tác thương mại lớn, Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp. Trung Quốc tìm cách tăng cường cam kết và hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác thương mại trong Sáng kiến Vành đai và Con đường về mặt ảnh hưởng kinh tế. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc hỗ trợ việc hfnh thành và phát triển các doanh nghiệp ngũ cốc thuộc sở hữu nhà nước về kinh doanh, vận chuyển và chế biến, cạnh tranh trực tiếp với các công ty đa quốc gia lớn. Chính phủ Trung Quốc tiếp tục mở rộng và khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào hoạt động sản xuất – chế biến ngũ cốc ở nước ngoài. Đồng thời, Trung Quốc sẽ thúc đẩy các cơ hội mở rộng xuất khẩu cho các hàng hóa đặc sản, giá trị cao, các sản phẩm chế biến.
Cải cách đất đai:
Cải cách đất đai tại khu vực nông thôn Trung Quốc đã diễn ra vài năm qua, nỗ lực phân biệt các quyền hợp đồng giữa quyền hoạt động và quyền cho thuê. Các cải cách này cho phép nông dân chuyển nhượng hoặc cầm cố các quyền hoạt động, và tạo thuận lợi cho hợp nhất các mảh ruộng nhỏ, phân tán vào các thửa đất quy mô lớn, liền thửa. Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích sản xuất ở quy mô hợp lý, được vận hành bởi các nông dân, hộ nông dân và HTX nông dân chuyên nghiệp để nâng cao năng suất. Ví dụ, mỗi cây trồng sẽ là đối tượng của một quy mô sản xuất định trước, cân bằng giữa năng suất cao hơn và mức độ tuyển dụng lao động cao. Tại Trung Quốc, một nông dân đơn lẻ được phân bổ trung bình 0,2ha và được sở hữu các quyền về hợp đồng đối với phần đất được phân bổ. Trước đây, các quyền hợp đồng được cấp mới vào cuối mỗi giai đoạn phân bổ. Chính phủ Trung Quốc cũng đang có sáng kiến cải cách đất thổ cứ tại khu vực nông thôn, cho phép nông dân cho thuê đất thổ cư hoặc xây dựng, hoặc thay đổi cấu trúc để sinh sống hoặc kinh doanh.
Tài chính nông thôn:
Văn bản số 1 cũng tập trung vào mở rộng tiếp cận tài chính tại khu vực nông thôn. Chính phủ Trung Quốc đang tạo thuận lợi cho việc xây dựng các thị trường tương lai và quyền chọn cho các hàng hóa nông sản. Trung Quốc sẽ mở rộng các chương trình thử nghiệm để kết hợp các nhà cung cấp bảo hiểm, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai, và nông dân nhằm hỗ trợ thu nhập của nông dân, quản trị rủi ro giá và doanh thu. Ngoài ra, văn bản này còn nhấn mạnh các chương trình thử nghiệm kết hợp sản xuất nông nghiệp thông qua hợp đồng, bảo hiểm nông nghiệp và các thị trường tương lai vào các dự án quy mô nhỏ để cho thấy cách các nền tảng quản trị rủi ro có thể bảo vệ nông dân khỏi biến động giá trên các thị trường quan trọng cho các hàng hóa nông nghiệp lớn như ngô. Chính phủ Trung Quốc đang điều chỉnh các chính sách nhằm cho phép nông dân sử dụng đất đai (đất nông nghiệp theo hợp đồng hoặc đất thổ cư) cũng như thế chấp đất cho các mục đích tài chính. Khu vực tư nhân được khuyến khích thông qua các động cơ và quy định đầu tư vào các dự án phát triển nông thôn về chế biến, marketing, logistic, dịch vụ nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác.
Theo USDA (gappingworld.com)