Tuy nhiên, trong bản báo cáo trình lên các cơ quan chức năng trong chính quyền bang, TAI nêu rõ, sự thành công của chương trình đa dạng hoá cây trồng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như diện tích trồng các loại cây, địa điểm, loại đất, lượng mưa, cầu và cung của các thiết bị tưới tiêu, giống và cây trồng, công tác hậu cần, tiếp thị, giá, lượng lao động tham gia và trên hết, đó là sự hỗ trợ của chính quyền ở tất cả các cấp, cả ở bang và Trung ương.
TAI đề xuất, ngoài việc lựa chọn loại cây trồng thay thế và diện tích vườn chè được sử dụng để trồng cây thay thế, khi cần thiết, chính quyền bang cần đưa ra hỗ trợ và hướng dẫn thông qua các uỷ ban hàng hoá khác nhau.
Cây Jatropha có thể trồng ở bất kỳ đâu và ở mọi điều kiện khí hậu mà không cần nhiều nước. Cây jatropha cũng có thể được sử dụng làm cây che bóng mát ở các vườn chè. Ngoài ra, dầu jatropha có thể được sử dụng thay thế cho dầu diesel.
Cây cao su cũng có thể trồng trên các vườn chè do điều kiện đất và khí hậu ở miền Bắc bang Tây Bengal là rất phù hợp với loại cây này. Một lợi thế lớn của cây cao su đó là cây xen canh, tức là cả chè và cao su đều có thể cùng tồn tại mà không ảnh hưởng đến cây còn lại. Việc sử dụng hiệu quả đất đai và sử dụng hợp lý lao động cũng có thể thực hiện được.
Xét tới nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại thảo dược, TAI cho rằng, có thể trồng các loại cây thảo dược khác nhau trên những khu đất trống của một vườn chè.
Hạt tiêu đen và cây nấm cũng có thể trồng trên các cây làm bóng mát, vừa mang lại lợi nhuận và là loại cây cần nhiều lao động, cũng không đòi hỏi nhiều diện tích, vì vậy cũng có thể là những loại cây trồng thay thế trên các vườn chè.