Chính sách thuế mới công bố của Mỹ có giá trị khoảng 50 tỷ USD trong hàng hóa nhập khẩu năm 2018 và nhằm mục tiêu buộc Trung Quốc phải có các nỗ lực nâng cấp các hoạt động sản xuất, ngay lập tức châm ngòi cho động thái phản ứng từ Bắc Kinh, cùng với đe dọa về hành động trả đũa.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố “sẽ sớm có biện pháp tương ứng về mức độ và quy mô đối với hàng hóa Mỹ. Chúng tôi có tự tin và năng lực phản ứng lại bất cứ chính sách bảo hộ nào của Mỹ”, theo Xinhua trích dẫn tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn chưa công bố bất cứ biện pháp tả đũa cụ thể nào nhưng các nhà kinh tế cho rằng đậu tương, máy bay và máy móc của Mỹ là những mục tiêu hàng đầu cho hành động trả đũa thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ.
Danh sách thuế công bố bởi văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) sau khi Trung Quốc chính thức áp thuế trị giá 3 tỷ USD lên trái cây, các loại hạt, thịt lợn và rượu vang của Mỹ để phản đối chính sách thuế đối với thép và aluminium mà chính quyền tổng thống Trump áp đặt hồi tháng trước.
Cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới làm dấy lên lo ngại rằng cuộc chiến này sẽ thổi bay tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trước căng thẳng thương mại leo thang, với chỉ số Nikkei 225 giảm 0,1% trong khi chỉ số chính của thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa tăng 0,3%.
Danh sách của USTR trải dài từ các loại hóa chất tới đèn bán dẫn tới các bộ phận máy móc, nhưng các nhóm ngành công nghiệp Mỹ cảnh báo chính sách thuế này sẽ gây thiệt hại cho các chuỗi cung ứng vốn phụ thuộc vào các linh kiện từ Trung Quốc và tác động cuối cùng sẽ làm nâng giá bán đến người tiêu dùng. Nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng như điện thoại di động sản xuất bởi Apple và laptop sản xuất bởi Dell được loại trừ khỏi danh sách, cũng như giày dép và quần áo, giúp nhiều nhà bán lẻ trút được gánh nặng trước lo ngại chi phí tăng cho người tiêu dùng Mỹ. Nhưng USTR cũng thêm vào danh sách một số hàng tiêu dùng chính của Trung Quốc như tivi màn hình phẳng và các linh kiện xe máy, động cơ chạy xăng và chạy điện từ 3l trở xuống.
Phân tích của Reuteurs so sánh danh sách các sản phẩm này với dữ liệu nhập khẩu của Tổng cục Thống kê Mỹ 2017 cho thấy giá trị nhập khẩu tivi màn hình phẳng là 3,9 tỷ USD và linh tiện phương tiện là 1,4 tỷ USD từ Trung Quốc. Trong số các nhà sản xuất phương tiện vận tải có thể chịu thiệt hại sớm từ cuộc chiến thương mại này là sản phẩm xe thể thao Buick Envision của General Motors được lắp ráp tại Trung Quốc và bán tại Mỹ. Volvo, thuộc sở hữu của Geely Motors (Trung Quốc) cũng xuất khẩu các xe sản xuất tại Trung Quốc sang Mỹ. Hơn 200 sản phẩm trong danh sách này không được Mỹ nhập khẩu trong năm 2017, bao gồm máy bay cỡ lớn và vệ tinh viễn thông, trong khi một số mặt hàng thậm chí Mỹ chưa nhập khẩu bao giờ, như vũ khí quân sự.
Việc công bố danh sách áp thuế bắt đầu nhận góp ý và tư vấn công khai kéo dài khoảng 2 tháng, sau đó USTR sẽ công bố “quyết định cuối cùng” về danh sách sản phẩm áp thuế. Lịch điều trần công khai về chính sách thuế này dự kiến diễn ra vào ngày 15/3. Năm 2017, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ là 375 tỷ USD – con số mà ông Trump đòi Trung Quốc phải cắt giảm 100 tỷ USD.
USTR đã đưa ra danh sách mục tiêu áp thuế dựa trên thuật toán máy tính được thiết kế để lựa chọn các sản phẩm gây thiệt hại lớn nhất cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc nhưng hạn chế tối đa thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ. Một nhà chức trách UTRS cho biết thuật toán này ban đầu sẽ loại bỏ các ản phẩm được xác định là gây gián đoạn cho nền kinh tế Mỹ và các mặt hàng cần được loại trừ do các lý do pháp lý. “CÁc sản phẩm còn lại được xếp hạng theo khả năng tác động lên người tiêu dùng Mỹ, dựa trên dữ liệu thương mại sẵn có, bao gồm cả các nguồn dữ liệu của nước khác đối với mỗi sản phẩm”.
USTR cho biết danh sách mục tiêu áp thuế mới công bố của Mỹ được đề xuất “để phản ứng với các chính sách của Trung Quốc ép buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ và tài sản trí tuệ của họ cho các doanh nghiệp Trung Quốc”. USTR cho biết thêm các chính sách này vậy “củng cố tham vọng của Trung Quốc trở thành nền kinh tế dẫn đầu về côgn nghệ hiện đại, phục vụ cho các kế hoạch công nghiệp hóa của nước này”.
Trung Quốc bác bỏ rằng luật của nước này yêu cầu chuyển giao công nghệ và đe dọa trả đũa bất kỳ chính sách thuế nào của Mỹ mang tính trừng phạt, với các mục tiêu tiềm năng là đậu tương, máy bay hoặc thiết bị hạng nặng của Mỹ.
Một nhà chức trách USTR cho biết danh sách áp thuế nhằm vào các sản phẩm mang lại lợi ích cho chính sách công nghiệp của Trung Quốc, bao gồm chính sách “Made in China 2025″, đặt mục tiêu thay thế nhập khẩu công nghệ hiện đại bằng các sản phẩm nội địa và xây dựng một vị thế áp đảo trong các ngành công nghiệp tương lai.
Chính sách 2025 của chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu vào 10 ngành chiến lược: công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ robot, máy bay, các phương tiện sử dụng năng lượng mới, dược phẩm, thiết bị sử dụng năng lượng điện, các vật liệu hiện đại, máy móc nông nghiệp và các thiết bị đường sắt hiện đại. Nhiều sản phẩm trong các phân khúc này đều nằm trong danh sách mục tiêu áp thuế của Mỹ, bao gồm kháng ính, robot công nghiệp và các linh kiện máy bay.
Các tập đoàn kinh doanh Mỹ phản ứng thận trọng trước chính sách này, cho biết họ ủng hộ các nỗ lực của ông Trump để chấm dứt tình trạng đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, nhưng đặt dấu hỏi về việc liệu các mức thuế này có tiếp cận đúng đắn. “Các mức thuế đã được đề xuất, nhưng có vẻ chính sách này tạo ra các thách thức lớn mới dưới dạng làm tăng mạnh chi phí cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng Mỹ”, theo chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất công nghiệp quốc gia Mỹ Jay Timmons phát biểu.
Theo Reuters (gappingworld.com)