Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chính sách thuế của Trung Quốc làm rung chuyển các luồng thương mại đậu tương toàn cầu
19 | 04 | 2018
Nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, Trung Quốc, có thể không chỉ phải chịu cái giá cao hơn đối với nhập khẩu đậu tương nếu áp thuế lên đậu tương Mỹ, mà còn có thể tạo ra thêm nhiều đối tác mới cho các nhà sản xuất đậu tương mới khi động thái áp thuế này bẻ ngoặt các luồng thương mại đậu tương toàn cầu.

Nhu cầu cao của Trung Quốc đối với đậu tương vượt xa các dự báo xuất khẩu toàn cầu, ngoại từ Mỹ, nên các luồng thương mại có thể sẽ bị bẻ lái khi các nguồn đậu tương từ cánh đồng của Illinois và Iowa có thể sẽ phải đi đường vòng qua các nhà máy nghiền tại Nam Mỹ.

Đề xuất của Trung Quốc về áp thuế 25% đối với đậu tương của Mỹ nhằm trả đũa cho các kế hoạch áp thuế đối với hàng loạt hàng hóa Trung Quốc của Mỹ đang đẩy giá đậu tương của các nhà cung cấp thay thế tăng lên, như Brazil và Argentina. Những đòn ăn miếng trả miếng của Mỹ và Trung Quốc là những động thái mới nhất của hàng loạt vấn đề thương mại nổi lên kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017 và đang thực sự gây khó khăn cho ngành nông nghiệp Mỹ.

Những nhà nhập khẩu Mexico đang tăng mua ngô từ Brazil sau khi ông Trump đe dọa xóa bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong khi quyết định không tham gia TPP gây khó khăn cho xuất khẩu lúa mỳ Mỹ sang Nhật Bản. “Toàn bộ đống hỗn độn của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và Trung Quốc khiến giá tăng tại đây”, theo Ezequiel de Freijo, kinh tế trưởng tại Sociedad Rural (Argentina) cho hay. Argentina đã nhập khẩu 240.000 tấn đậu tương từ Mỹ – lượng nhập khẩu lớn nhất trong vòng 20 năm. Ông De Freijo cho biết chênh lệch giá lớn với đậu tương Nam Mỹ có thể tạo nên một “tam giác thương mại” với các nhà nghiền đậu tương Argentina mua đậu tương từ Mỹ và sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc.

Châu Âu nhảy vào cuộc

Chi phí tăng của đậu tương Nam Mỹ cũng cải thiện khả năng cạnh tranh của các nguồn cung đậu tương mỹ tại các thị trường khác như EU – nhà nhập khẩu đậu tương lớn thứ 2 thế giới. “Nếu Trung Quốc thâu tóm toàn bộ nguồn đậu tương Nam Mỹ, các nhà nhập khẩu lớn khác như EU, Mexico, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Ai Cập sẽ phải tìm các nguồn cung cấp khác”, một thương nhân giao dịch đậu tương châu Âu nhận định. “Tôi nghĩ câu trả lời sẽ là Mỹ. Tôi nghĩ rất nhiều người mua sẽ đến gõ cửa các nhà xuất khẩu đậu tương Mỹ trong những tháng sắp tới nếu cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Mỹ thực sự diễn ra”.

Mức chênh giá tăng đối với đậu tương Nam Mỹ đang bắt đầu dịch chuyển các luồng thương mại. “Chúng tôi quan sát thấy EU đang chuyển từ Brazil sang Mỹ bởi giá đậu tương Brazil đang tăng”, một thương nhân giao dịch đậu tương Mỹ cho hay.

Giá đậu tương và bột đậu tương tại Trung Quốc cũng tăng mạnh. “Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang tăng mua đậu tương Brazil bởi họ không biết liệu họ có phải trả mức thuế bổ sung 25% hay không”, theo Jack Scoville, nhà phân tích tại Price Futures Group cho hay. “Và các nhà xuất khẩu Brazil đang tận dụng cơ hội này để tăng giá và vẫn đang chào bán đậu tương với mức giá thấp hơn giá đậu tương Mỹ nếu thực sự mức thuế bổ sung 25% được áp dụng. Thật là một cơ hội hiếm có cho họ”.

Trung Quốc được dự báo sẽ nhập khẩu đậu tương ở mức cao kỷ lục 97 triệu tấn trong năm 2017/18, bột đậu tương được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tại nước có quy mô đàn lợn lớn nhất thế giới này.

Nhà cung cấp hàng đầu – Brazil

Brazil là nước cung cấp đậu tương lơn snhất cho Trung Quôc trong năm 2017 với thị phần 53%; theo sau là Mỹ với thị phần 34% và Argentina với 7%, theo dữ liệu hải quan cho thấy. “Brazil không thể thay thế hoàn toàn nguồn đậu tương Mỹ cho thị trường Trung Quốc”, theo nhận định của Fabio Trigueirinho, giám đốc điều hành Abiove, Hiệp hội các nhà nghiền các loại hạt có dầu nhận định. “Trong khi Brazil có thể tăng xuất khẩu Brazil sang Trung Quốc (nếu thuế bổ sung 25% có hiệu lực), các nhà cung cấp đậu tương Mỹ vẫn có thể tận dụng cơ hội tại các thị trường mà thị phần xuất khẩu của Brazil giảm”.

Brazil cũng đang cân nhắc việc tăng xuất khẩu đậu tương sang một thị trường đã hấp thụ tới 70% lượng đậu tương xuất khẩu của họ. “Đứng ở vị trí một nahf sản xuất, bạn không thể chỉ phụ thuộc vào một người mua. Giả định rằng Brazil band dậu tương cho 15 nước và nắn luồng thương mại về phía Trung Quốc. Đây có vẻ không phải là một chiến lược tốt”, theo nhận định của Jose Sismeiro, người trồng ngô và đậu tương tại bang Parana. “Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ và Trung Quốc buông súng? Tôi nghĩ chúng ta nên duy trì phạm vi khách hàng càng rộng càng tốt”.

Các nhà xuất khẩu đậu tương nhỏ hơn như Ukraine có thể tăng xuất khẩu sang Trung Quốc nếu giá cả phải chăng nhưng không thể thay thế hoàn toàn nguồn cung đậu tương từ Mỹ sang Trung Quốc hiện nay. “Có thể những nhà nhập khẩu Trung Quốc có thể tăng mua từ Ukraine – có thể lên tới 500.000 tấn mỗi mùa – nhưng chỉ khi giá cả hấp dẫn người mua”, theo nhận định của bà Yulia Garkavenko của hãng tư vấn UkrAgroConsult. Trong niên vụ 2016/17, xuất khẩu đậu tương của Ukraine sang Trung Quốc chỉ đạt 200.000 tấn.

Trong khi đó, nông dân Mỹ sắp sửa bước vào mùa trồng đậu tương tiếp theo trong năm 2018 và dường như không mấy lo ngại trước tình hình hiện nay.

Đe dọa áp thuế gây ra một đợt giảm giá nhẹ đối với các hợp đồng đậu tương tương lai trên thị trường Chicago và chạm mức cao nhất trong vòng 5 tuần vào thứ 6 vừa qua. “Tổng thống Trump nói ông sẽ không để nông nghiệp trở thành cái giá trong cuộc chiến thương mại này”, một nông dân tại Ohio đang có kế hoạch tăng sản xuất đậu tương trong năm 2018 cho biết. “Ông ấy không hứa sẽ không có thiệt hại gì nhưng tôi sẽ tin lời ông ấy nói và hy vọng về kết quả tốt đẹp nhất”.

Theo Reuters (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường