Văn bản Chính sách số 1
Ngày 4/2/2018, Hội đồng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCCPC) và Hội đồng Nhà nước công bố văn bản chính sách đầu tiên năm 2018. Văn bản này thường có tên gọi Văn bản Chính sách số 1, có truyền thống tập trung vào các vấn đề nông nghiệp và nông thôn, và được xem là văn bản chính sách quan trọng, vạch ra các mục tiêu trong năm tới. Thông điệp chung của Văn bản Chính sách số 1 là tập trung và phát triển nông nghiệp nội địa, thâm canh để thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Trung Quốc dưới chủ đề Phục hưng Nông thôn. Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn đến năm 2035 và phát triển một nền nông nghiệp mạnh, tăng thu nhập nông nghiệp lên mức “thịnh vượng chung” đến năm 2050.
Mức hỗ trợ nông nghiệp của Trung Quốc nói chung sẽ tiếp tục tăng, nhưng chính phủ sẽ tinh giản hóa các chính sách hỗ trợ nội địa, nhằm tăng khả năng cạnh tranh ngành nông nghiệp và cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, phạm vi và mức độ các chính sách hỗ trợ nội địa theo WTO được xếp vào các chương trình “Green Box” sẽ được điều chỉnh để cải thiện tính hiệu quả. Ví dụ, các chính sách trợ cấp trực tiếp cho nông dân sản xuất ngũ cốc sẽ được điều chỉnh để cải thiện các cơ chế thị trường. Mặc dù chương trình trợ cấp giá sàn của Trung Quốc đối với gạo và lúa mỳ có thể sẽ tiếp tục trong ngắn hạn, giá sàn chính phủ Trung Quốc sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố thị trường.
Trong một nỗ lực giảm dự trữ ngũ cốc chính phủ, đặc biệt là ngô, lúa mỳ, và gạo, Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách quy trình thu mua và hệ thống đấu giá, được biết đến là chính sách dự trữ tạm thời. Đồng thời, Trung Quốc đang triển khai nhiều lựa chọn bảo hiểm như bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm thu nhập đối với ngô, lúa mỳ và gạo.
Bảo hiểm nông nghiệp
Những cơn bão mùa đông năm 2018 gây ra tổng thiệt hại kinh tế liên quan đến nông nghiệp là 847 triệu USD. Ngày 22/1/2018, Ủy ban Điều hành Bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) cho biết đã bồi thường các rủi ro được bảo hiểm trong nông nghiệp trị giá 415,4 tỷ USD cho 213 triệu hộ gia đình nông thôn trong năm 2017, thanh toán bồi thường 5,1 tỷ USD. Ngày 9/3/2018, CIRC báo cáo ước tính tổng giá trị phí bảo hiểm nông nghiệp năm 2017 đạt 7,4 tỷ USD, tăng 19% so với mức 6,23 tỷ USD năm 2016.
Ngày 19/3/2018, CIRC thông báo mục tiêu giảm 30% phí bảo hiểm nông nghiệp đến năm 2020.
Những thay đổi lớn trong chính sách gạo niên vụ 2017/18
Ngày 9/2/2018, Hội đồng Cải cách Phát triển Quốc gia (NDRC) công bố giá sàn (MSP) đối với nhiều loại gạo chính phủ thu mua trong niên vụ 2017/18, giảm 10% so với niên vụ trước. Đây là lần giảm giá sàn MSP mạnh nhất của Trung Quốc trong ít nhất 14 năm. Để duy trì diện tích trồng lúa ổn định, NDRC cũng thông báo cơ chế trợ cấp chính phủ gắn với sản xuất. MSP cho lúa gạo indica sớm và indica muộn giảm 31 USD (200 NDT) xuống lần lượt còn 381 USD/tấn (2.400 NDT/tấn) và 413 USD/tấn (2.600 NDT/tấn).
Một khảo sát nông dân và các nhà chế biến ngũ cốc do Tổng cục Thống kê (NBS) tiến hành cho biết, chi phí sản xuất ngũ cốc trung bình năm 2017 giảm 2,9% xuống còn 815 USD/ha nhờ chi phí đầu vào giảm, bao gồm giống, phân bón và thuốc BVTV, cũng như phí dịch vụ sản xuất giảm (như phí thuê máy móc). Chi phí giống và hóa chất nông nghiệp giảm 2,8% xuống còn 570 USD/ha. Chi phí thuê máy móc giảm 3% xuống còn 250 USD/ha.
Thu nhập trung bình của nông dân trồng ngũ cốc Trung Quốc tăng 1,7%
Thu nhập trung bình của nông dân trồng ngũ cốc Trung Quốc năm 2017 ước đạt 161 USD/mu, nhờ giảm chi phí sản xuất (đã trừ lao động, thuê đất và khấu hao máy móc).
Đặc biệt, thu nhập bình quân quốc gia đối với sản xuất ngô là 82 USD/mu (517 NDT/mu), giảm 9% so với năm 2016; đối với sản xuất gạo, lúa mỳ vụ đông và đậu tương lần lượt là 149 USD/mu (939 NDT/mu), 90 USD/mu (567 NDT/mu) và 61 USD/mu (386 NDT/mu), tăng lần lượt 4,1%, 11,3% và 3,4% so với năm 2016.
Tổ chức lại chính phủ trên diện rộng
Ngày 13/3, Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường đệ trình kế hoạch tổ chức lại chính phủ trên diện rộng lên Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) để phê chuẩn. Kế hoạch này đề xuất hợp nhất tổ chức một Hội đồng Nhà nước chủ trì bởi Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn (MARA) để đảm nhiệm các chức năng của Bọ Nông nghiệp (MOA) và các chức năng lập kế hoạch và đầu tư liên quan đến nông nghiệp của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), Bộ Tài chính (MOF), Bộ Tài nguyên đất (MLR) và Bộ Tài nguyên nước (MWR).
Dưới thể chế mới này, MARA chịu trách nhiệm triển khai các chiến lược và các chính sách trung ương liên quan đến nông nghiệp; điều phối nghiên cứu; hỗ trợ phát triển nông thôn và phúc lợi nông hộ; và quản lý tập trung hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Một bộ riêng rẽ, Cơ quan trung ương về giám sát thị trường, sẽ đảm nhiệm các chức năng quản lý an toàn thực phẩm và chống cạnh tranh, như Tổng cục Kiểm dịch, Giám sát và Quản lý chất lượng (AQSIQ), Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Trung Quốc (CFDA), cũng như các thể chế chống độc quyền tại NDRC và Bộ Thương mại (MOFCOM).
Trung Quốc cũng đề xuất một Cơ quan Dự trữ Nguyên liệu và Ngũ cốc Quốc gia đảm nhiệm các trách nhiệm của Cơ quan quốc gia về ngũ cốc cũng như các trách nhiệm của NDRC về triển khai các chiến lược thu mua, bảo quản, dự trữ thực phẩm và các sản phẩm sợi. Việc thành lập một Tổng cục Dự trữ Nguyên liệu và Thực phẩm Quốc gia sẽ thuộc sự quản lý của NDRC. Chi tiết hơn về kế hoạch tổ chức lại chính phủ sẽ được công bố trong thời gian tới.
Phát triển nông nghiệp sạch có tầm quan trọng lớn
Giới lãnh đạo Trung Quốc đang ưu tiên sản xuất nông nghiệp bền vững ở mức độ cao nhất, sẽ tác động tới các kế hoạch sử dụng đất trong tương lai và diện tích đất dành cho sản xuất ngũ cốc. Trung Quốc tìm cách thách thức Mỹ vốn là đối thủ cạnh tranh trong năng suất nông nghiệp thông qua thay đổi các biện pháp quản lý nông nghiệp. Các lãnh đạo Trung Quốc cũng bắt đầu thiết lập một khung các cải cách thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp quy mô lớn hơn cũng như vận hành hoạt động sau thu hoạch và bảo quản.
Ngày 30/9/2017, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Tổng cục Hội đồng Nhà nước công bố “Hướng dẫn Hệ thống thể chế đổi mới hướng tới nông nghiệp bền vững”, đặt ta các nhiệm vụ và mục tiêu lớn, cụ thể để bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường trong nông nghiệp. Đây là văn bản đầu tiên được công bố ở cấp độ Ủy ban trung ương đảng về nông nghiệp bền vững, cho thấy phát triển nông nghiệp bền vững đang nổi lên trở thành sáng kiến lớn của giới lãnh đạo Trung Quốc, vốn đang tìm cách cân đối các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với môi trường và các mục tiêu bền vững.
Trung Quốc công khai vạch ra các mục tiêu phát triển bền vững cho nông nghiệp thông qua đầu tư lớn và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm thách thức Mỹ về năng suất nông nghiệp. Trong văn bản này, các nhà lập kế hoạch chính sách Trung Quốc xác định các mục tiêu cho bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bao gồm hạn chế sử dụng thuốc BVTV và hóa chất, mở rộng diện tích rừng và đất ngập nước, đồng thời duy trì năng lực sản xuất ngũ cốc, được coi là vấn đề an ninh quốc gia.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Maryland gần đây cho biết Trung Quốc đang trển khai một trong những chiến dịch chuyển đổi cơ cấu đất nhanh nhất thế giới do đô thị hóa nhanh, sự mở rộng của các khu vực ngoại ô, và tăng trưởng các mạng lưới giao thông tại Trung Quốc, dẫn đến diện tích đất nông nghiệp mất đi.
Dựa trên những khuynh hướng sử dụng đất hiện nay tại Trung Quốc, đạt được các mục tiêu đặt ra trong Hướng dẫn Nông nghiệp Bền Vững sẽ là cực kỳ tham vọng.
670.000ha đất nông nghiệp tại Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và Nội Mông được lên kế hoạch luân canh và là đối tượng nhận trợ cấp lên tới 339 USD/ha. Các khu vực sẽ được bỏ hoang bao gồm 133.000ha, là đối tượng nhận trợ cấp lên tới 1.131 USD/ha tại Hồ Bắc, 1.809 USD/ha/vụ tại Cam Túc, 2.261 USD/tấn/vụ kép tại Quý Châu và Vân Nam, 2.940 USD/ha tại các khu vực ô nhiễm nặng tại Hồ Nam.
Các chính sách cải cách đất
Theo báo cáo lần thứ 19 của Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc tháng 10/2017, chính quyền trung ương và địa phương có kế hoạch đền bù và tái định cư nông dân và dân làng đang ở rìa các khu vực sản xuất. Đất nông nghiệp tại một số khu vực cụ thể sẽ được luân canh hoặc bỏ hoang và cải tạo thành rừng và đất đồng cỏ, là một phần trong các nỗ lực bảo tồn tự nhiên quốc gia của nước này. Trong một số trường hợp, đất nông nghiệp sẽ được tích hợp vào Chương trình Công viên Quốc gia, đặt mục tiêu hợp nhất để thành lập 10 công viên quốc gia mới dành cho bảo tồn di tích lịch sử hoặc đời sống hoang dã.
Các chính sách thử nghiệm năm 2017 về luân canh và bỏ hoang 800.000ha đất
Ngày 23/2, Bộ Nông nghiệp cho biết năm 2016, Trung Quốc đã triển khai các chương trình thử nghiệm đối với 410.667ha đất luân canh và bỏ hoang. Quy mô chương trình thử nghiệm đã mở rộng lên 800.000ha đất trong năm 2017. Kế hoạch này sẽ mở rộng lên 1,6 triệu ha đất trong năm 2018 và 3,33 triệu ha đất đến năm 2020. Luân canh và bỏ hoang đất là các thực hành nhằm cải thiện chất lượng đất và giảm tích lũy hóa chất nông nghiệp trong đất.
Chương trình luân canh chủ yếu gồm luân canh ngô và đậu tương. Trong 2 năm qua, MOA cho biết diện tích trồng ngô đã giảm 3,33 triệu ha; trong đó 1,26 triệu ha chuyển sang sản xuất đậu tương và 333.333ha chuyển sang các loại ngũ cốc làm TACN.
Trợ cấp cho các nhà chế biến ngũ cốc tại đông bắc Trung Quốc
Trong vài năm qua, các tỉnh đông bắc Trung Quốc bao gồm Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh và Nội Mông đã trợ cấp cho các nhà sản xuất TACN và các nhà chế biến công nghiệp để thúc đẩy tiêu dùng ngô, hỗ trợ giá và cho thấy cam kết của chính phủ trong tiếp tục cải cách cơ cấu cung. Các chính sách trợ cấp các nhà chế biến bao gồm các điều kiện cụ thể để họ có động lực và tính hợp pháp để tham gia. Những người tham gia chương trình phải có năng lực thu mua ngô tại địa phương và chế biến thông qua một loạt các chính sách ưu đãi như các đợt đấu giá chính phủ, trợ cấp bán cho các kho dự trữ chính phủ, bảo đảm nguồn tín dụng và trợ cấp vận chuyển. Các tỉnh đông bắc Trung Quốc thường thông báo mức trợ cấp cho mùa sản xuất tới vào tháng 10 và tháng 11, trướck hi hoạt động canh tác bắt đầu. Tuy nhiên, các thông báo cho niên vụ 2018/19 bị trễ tới gần 5 tháng.
Ngày 15/3, Hội đồng Ngũ cốc tỉnh Cát Lâm thông báo các nhà chế biến sâu mặt hàng ngô và các nhà sản xuất TACN được phép mua ngô niên vụ 2017/18 từ 15/3 – 30/4/2018. Lượng ngô thu mua phải được chế biến xong trước ngày 30/6/2018 để được hưởng trợ cấp 16 USD/tấn.
Ngày 23/3, các nhà chức trách tỉnh Hắc Long Giang cũng thông báo trợ cấp 24 USD/tấn ngô chế biến. Các điều kiện hưởng trợ cấp cũng tương tự như tỉnh Cát Lâm.
Dựa trên các thông tin nội ngành, với giá ngô nội địa cao nhất trong vòng 2 năm, hiện biên lợi nhuận của các nhà chế biến tinh bột ngô Cát Lâm bị âm. Ước tính thua lỗ của các nhà chế biến tinh bột ngô lên đén 21 USD/tấn và của các nhà sản xuất ethanol là 24 USD/tấn.
Đồng USD giảm giá giúp nâng cao sức mua nhập khẩu của Trung Quốc
Giá trị đồng USD giảm mạnh trong năm vừa qua. Tháng 3/2017, tỷ giá đồng USD và NDT là 1USD/6,91 NDT. Tháng 3/2018, tỷ giá này giảm xuống còn 1 USD/6,31 NDT, giảm gần 10% về tỷ giá tương đối. Do sự thay đổi này, các hàng hóa nông sản giao dịch bằng đồng USD như ngũ cốc giảm giá tương đối, giúp sức mua nhập khẩu nông sản và thực phẩm của Trung Quốc tăng lên.
Trung Quốc thông báo các chính sách thuế trả đũa và chống bán phá giá đối với hạt kê của Mỹ
Ngày 4/2, Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) tự khởi xướng cuộc điều tra chống bán phá giá và trả đũa đối với nhập khẩu hạt kê từ Mỹ. MOFCOM cho biết kết quả sơ bộ là chính phủ Mỹ đã trợ cấp xuất khẩu hạt kê sang Trung Quốc (HS 10079000) và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Các nhà chức trách Hội đồng Nhà nước cho biết cuộc điều tra này là “cần thiết” để bảo vệ lợi ích của nông dân Trung Quốc.
Theo USDA (gappingworld.com)