Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tầng lớp trung lưu đang bùng nổ tại ASEAN là mục tiêu hàng đầu cho các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Úc
04 | 06 | 2018
Tầng lớp trung lưu mới nổi tại Đông Nam Á và các thị trường đang phát triển của ASEAN đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Úc tìm kiếm cơ hội thương mại hoặc đầu tư tại khu vực này.

Các doanh nghiệp Úc lạc quan về tăng trưởng dân số, sự thịnh vượng và cơ hội kinh doanh tại các thị trường ASEAN, theo khảo sát mới đây của Phòng Thương mại Úc (AustCham) về các doanh nghiệp tại 10 thị trường ASEAN. Các đặc điểm và cơ hội khác của ASEAN bao gồm tiêu dùng thịt đang tăng, suy giảm đất nông nghiệp, ngành sữa đang phát triển và nhu cầu ngày càng tăng với các loại ngũ cốc Úc. Sự hợp tác giữa các thị trường này, bao gồm hội nhập kinh tế, cũng như sự phát triển cơ sở hạ tầng, đang là các yếu tố thu hút các doanh nghiệp Úc tìm cách tăng thương mại và đầu tư với các nước này trong thập kỷ tới và sau đó.

Theo báo cáo, gần 90% doanh nghiệp Úc đang có kế hoạch tăng thương mại và đầu tư với ASEAN trong 5 năm tới. Trong đó, 44% có ý định đổ vào một khoản đầu tư lớn hoặc tăng trưởng ngay lúc này

Theo Canberra Times , xuất khẩu nông sản Úc sang 10 nước ASEAN năm 2016 – gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam – đạt giá trị 8,8 tỷ đô la Úc. Trong khi đó, xuất khẩu nông sản Úc sang Trung Quốc trong cùng kỳ đạt gần 5,5 tỷ đôla Úc.

Báo cáo chỉ ra tỷ lệ các doanh nghiệp Úc có kế hoạch tăng mạnh sự hiện diện của họ tại ASEAN đã tăng gấp đôi. Khảo sát cũng nhấn mạnh các thách thức như hạn chế sở hữu và đầu tư, cũng như tiếp cận nguồn lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, biến động tỷ giá không còn là nỗi lo với sự ổn định kinh tế của hầu hết các nước trong khu vực này đang tăng.

Những cơ hội và tham vọng mới

Dựa trên báo cáo này, ANZ cho nhận định ngân hàng này nhận thấy cơ hội kinh tế và kinh doanh lớn tại khu vực Đông Nam Á, nhờ tăng trưởng dân số, đô thị hóa tăng và thu nhập tăng. “ASEAN được dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới sau EU, Mỹ và Trung Quốc đến năm 2030, đồng thời dân số ASEAN dự báo tăng từ 650 triệu người lên 726 triệu người trong cùng giai đoạn”, theo Mark Whelan, giám đốc điều hành ANZ nhận định.

Ông cũng nhấn mạnh một số dấu hiệu tích cực cho ngành thực phẩm, bao gồm nhu cầu tăng đối với thực phẩm protein, cũng như tìm kiếm nhiều các nhà cung cấp hơn, đáng tin cậy hơn. “Thương hiệu Úc chú trọng vào sạch, xanh và đáng tin cậy thực sự đóng một vai trò lớn”, ông nhấn mạnh, đồng thời đề xuất Úc có thể đóng vai trò đầu tầu trong khu vực này về lĩnh vực công nghệ nông nghiệp.

Cột mốc quan trọng

Khảo sát được công bố ngay trước khi bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, do Úc làm chủ nhà lần đầu tiên. Jane Duke, đại sứ Úc tại ASEAN cho rằng đây là một “cột mốc lịch sử” cho mối quan hệ ASEAN – ÚC và gọi năm 2017 là một cột mốc quan trọng cho sự tham gia của Úc vào kinh doanh tại ASEAN. “Trong lẽ kỷ niệm 50 năm của ASEAN, hai phòng thương mại ÚC đã được thành lập để cho thấy sự tập trung vào khu vực này. AustCham ASEAN, một liên hiệp của nhiều tổ chức AustCham tại khu vực và Australia-ASEAN Business Council (AABC), có trụ sở tại Brisbane”, bà cho hay.

Bà cho biết ASEAN hiện chiếm 14% tổng thương mại của Úc và 224 tỷ USD đầu tư hai chiều. Bộ trưởng Thương mại Úc Steven Ciobo khẳng định rằng khảo sát đã cho thấy sự quan tâm lớn của Úc tới ASEAN, đặc biệt là về khía cạnh tăng đầu tư.

Theo Food Navigator (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường