Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam tìm cách giảm phụ thuộc vào các thị trường gạo châu Á, tăng xuất khẩu gạo sang châu Phi, châu Mỹ
15 | 10 | 2018
Việt Nam đang tìm cách giảm phụ thuộc vào các thị trường châu Á, đồng thời thúc đẩy sản xuất gạo chất lượng cao để giành vị thế tốt hơn trên thị trường thế giới, theo tuyên bố chính thức của chính phủ. Việt Nam đặt mục tiêu giảm xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Á xuống còn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 từ mức 60% hiện nay.

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan, với các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Chính phủ Việt Nam đang xúc tiến xuất khẩu gạo sang châu Phi với mục tiêu thị phần 25% và 10% tổng kim ngạch sang các thị trường châu Mỹ. “Sản xuất gạo Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung vào gạo sạch và hữu cơ, đa dạng hóa các sản phẩm gạo chế biến”, theo ông Trần Thanh Hải, thuộc Bộ Công thương.

Giá trị xuất khẩu gạo năm 2018 của Việt Nam có thể tăng lên 3,2 – 3,3 tỷ USD, tương đương tăng 26,9% so với kim ngạch 2,6 tỷ USD năm 2017, Bộ Công thương Việt Nam nhận định. Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu để tăng cường giá trị xuất khẩu gạo.

Việt Nam có kế hoạch giảm lượng xuất khẩu gạo chất lượng thấp và tăng xuất khẩu gạo thơm, gạo đặc sản và gạo Japonica, Bộ Công thương cho biết nhưng không cho biết ước tính chi tiết về lượng xuất khẩu gạo năm 2018 theo chủng loại. Để đạt mục tiêu này, Bộ Công thương có kế hoạch khai phá thị trường gạo mới, thúc đẩy các đàm phán, xúc tiến thương mại gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 4,94 triệu tấn, so với 4,69 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2017, tăng 5,33%. Trong giai đoạn trên, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 1,1 triệu tấn, chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Indonesia nhập khẩu 800,000 tấn gạo, Philippines nhập 700.000 tấn gạo và Malaysia nhâp 500.000 tấn gạo từ Việt Nam. Ghana, Iraq và Hàn Quốc nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo Việt Nam theo thị trường và chủng loại trong 8 tháng đầu năm 2018:

 

5%

15%

Nếp

Jasmine

Khác

Tổng

Châu Á

889,527

865,157

652,389

1,039,577

475,792

3,922,442

– Trung Quốc

82,046

870

515,250

467,208

41,711

1,107,085

– Indonesia

117,950

611,250

38,669

35,572

2,289

805,730

– Philippines

374,668

75,390

57,995

86,399

112,043

706,495

– Malaysia

185,904

136,645

27,280

116,472

16,462

482,763

Châu Phi

63,205

10,018

27

491,600

13,333

578,183

Khác

338,806

3,566

710

62,000

31,747

436,829

Tổng

1,291,538

878,741

653,126

1,593,177

520,872

4,937,454

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn do Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo, mặc dù các nguồn tin trong ngành cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo về sự thay đổi trong mức thuế nhập khẩu gạo bắt đầu từ ngày 1/7/2018.

Trước đó, Trung Quốc triển khai cơ chế hạn ngạch thuế (TRQ) đối với tất cả các loại gạo nhập khẩu, thậm chí phân bổ hạn ngạch giữa gạo “hạt dài” và gạo khác” cho từng năm. Theo các nhà giao dịch, cơ chế TRQ hiện không còn được sử dụng mặc dù cơ chế hạn ngạch thuế cho gạo hạt dài vẫn đang triển khai. Thay vào đó, Trung Quốc áp thuế lên tất cả các loại gạo trong nhóm gạo “khác”, bao gồm gạo chưa xát, gạo nguyên, gạo tấm, tinh bột gạo và bột gạo thô, và ngũ cốc từ gạo nhập khẩu từ ASEAN ở mức thếu lần lượt là 50%, 50%, 5%, 40% và 5%.  Trước đó, các sản phẩm này đều nhập khẩu phi thuế theo cơ chế TRQ và chỉ bị áp thuế khi nhập khẩu vượt hạt ngạch. Tuy nhiên, các nguồn tin ngành gạo nhấn mạnh rằng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chưa bao giờ vượt hạn ngạch TRQ. Các thỏa thuận song phương được đàm phán trước đó không bị tác động bởi chính sách mới này. Theo các nhà giao dịch, để tránh phải trả thuế theo chính sách mới, các nhà xuất khẩu có thể mua hạn ngạch mới từ Trung Quốc theo một cơ chế TRQ được mở cho phân nhóm gạo “khác”. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới nhiều chi phí bất thường nên sẽ làm giảm xuất khẩu gạo sang thị trường này.

Theo Reuters, USDA (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường