Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường TĂCN thế giới tuần đến 15/11/2019: Lúa mì giảm tuần thứ 4 liên tiếp
15 | 11 | 2019
Thị trường thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thế giới trong tuần đồng loạt giảm, trong đó đậu tương giảm 1,5%, ngô giảm 0,4% và lúa mì giảm 0,5%.

Vào lúc 8h40 ngày 15/11/2019 (giờ Việt Nam), giá lúa mì tại Chicago có tuần giảm thứ 4 liên tiếp, với sự cạnh tranh gay gắt từ khu vực Biển Đen ảnh hưởng đến doanh số bán của Mỹ trên thị trường toàn cầu.

Giá đậu tương và ngô có tuần giảm thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh không chắc chắn về 1 thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.

Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn Chicago giảm 0,5% trong tuần, tổng cộng 4 tuần giảm gần 5%.

Tính chung cả tuần, giá đậu tương giảm 1,5%, trong khi ngô giảm 0,4%.

Giá lúa mì kỳ hạn tại Mỹ đối mặt với áp lực giảm, trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu dồi dào và dấu hiệu cạnh tranh mới từ lúa mì Nga sau khi hoạt động xuất khẩu của Mỹ chậm lại.

Cơ quan cung ứng hàng hóa Ai Cập cho biết, đã mua 465.000 tán lúa mì Nga và Ukraine trong một đợt đấu thầu giao hàng giai đoạn từ 5-15/1/2020.

Thị trường đậu tương tập trung vào thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cố gắng hoàn tất 1 thỏa thuận, tập trung phần lớn vào việc Trung Quốc gia tăng mua sản phẩm nông sản của Mỹ và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc.

Mỹ đang tiến gần tới 1 thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, Larry Kudlow cho biết.

Xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề trong năm qua, sau khi Bắc Kinh áp đặt thuế quan trả đũa đối với đậu tương và các hàng hóa nông sản khác của Mỹ, như là một phần của cuộc chiến thương mại.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, Trung Quốc đã mua 129.000 tấn đậu tương Mỹ giao hàng trong năm marketing hiện tại, thỏa thuận đầu tiên đối với sản phẩm nông sản sang Trung Quốc.

Chứng khoán châu Á tăng sau khi chỉ số S&P500 tăng lên mức cao kỷ lục mới, song các nhà đầu tư vẫn lo ngại sau số liệu từ Trung Quốc và Đức suy yếu, làm gia tăng lo ngại về nền kinh tế toàn cầu.

Nguồn: VITIC/Reuters



Báo cáo phân tích thị trường