Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tập đoàn TH mang Sữa học đường tới miền núi Quảng Nam
15 | 04 | 2021
Dự án Sữa học đường tại Quảng Nam năm 2021 được triển khai trên địa bàn 6 huyện miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh Quảng Nam, trong đó có Bắc Trà My.

Nguồn: Nongnghiep.vn

 

Năm 2021, chương trình Sữa học đường cho trẻ mẫu giáo (từ đủ 3 đến 6 tuổi) và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập đã được cấp phép trên địa bàn các huyện miền núi cao của Quảng Nam, gồm: Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn. Cụ thể, mỗi ngày các em được uống 1 hộp 180ml, uống 5 lần/tuần trong 9 tháng đi học/năm học.

 

Tại huyện miền núi Bắc Trà My, nhiều trường mầm non, tiểu học được chia thành các điểm trường để thuận tiện cho các học sinh đến lớp do khoảng cách địa lý lớn. Điểm trường thôn 8 của trường mầm non, tiểu học Trà Tân nằm cạnh con đường mòn nhỏ, phía sau trường là hồ chứa của Thủy điện Sông Tranh 2, cách điểm trường chính gần 10km.

 

Dự án Sữa học đường năm 2021 ở Quảng Nam được tỉnh đầu tư toàn bộ ngân sách, các cháu học sinh được hưởng lợi 100%. Đây là năm thứ 2 Quảng Nam đầu tư cho dự án Sữa học đường và tỉnh cũng hoạch định sẵn ngân sách cho các năm tiếp theo. Đơn vị trúng thầu cho dự án này năm 2021 là Tập đoàn TH.

 

Không chỉ hỗ trợ về giá sữa, Tập đoàn TH còn hỗ trợ công sức để "cõng" sữa về núi, thể hiện cao tinh thần trách nhiệm cộng đồng: doanh nghiệp và nhà nước cùng chung tay hướng đến phát triển thể lực học đường. Tỉnh Quảng Nam cũng muốn kết nối và phát triển Sữa học đường thành Bữa ăn học đường – mô hình điểm mà Tập đoàn TH đang thực hiện ở 10 tỉnh thành khác nhau trên cả nước (trong đó có Quảng Nam).

 

Điều đặc biệt hơn so với Sữa học đường do Tập đoàn TH tham gia ở các địa phương khác là 6 huyện miền núi đang được triển khai năm nay của Quảng Nam gồm Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My đều thuộc diện cực kỳ khó khăn, cách trở về địa lý với rất nhiều điểm trường lẻ cách xa trung tâm.

 

Do đó, để một hộp sữa tươi TH true milk đến tận tay các em học sinh thì tiền vận chuyển sữa còn lớn hơn tiền sữa. Theo định kỳ, cứ hai tuần một lần, TH sẽ đưa sữa về các trường để đảm bảo chất lượng và thực hiện tốt việc bảo quản sữa tại các trường, điểm trường.

 

Tại điểm trường thôn 8 của xã Trà Tân, các học sinh mầm non và tiểu học được phân chia theo từng khu nhà. Trong đó, nhiều lớp được tổ chức dạy ghép do số lượng học sinh không đông. Các học sinh tiểu học được tăng cường vận động bằng các giờ vui chơi, thể dục xen kẽ giờ học.

 

Sau giờ ra chơi, các học sinh tiểu học được uống sữa ngay tại sân trường. Theo quy định, mỗi ngày các em được uống 1 hộp 180ml, uống 5 lần/tuần trong 9 tháng đi học/năm học.

 

Trong khi đó, các học sinh mầm non được uống sữa ngay tại lớp. Các thầy cô cho biết, là địa phương vùng sâu vùng xa, đa số các học sinh của trường là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là người Kdong.

 

Ở các điểm trường chính, mầm non và tiểu học được bố trí ở các khu vực khác nhau do gần trung tâm, học sinh đông và điều kiện đi lại cũng thuận lợi hơn. Tại đây, các học sinh tiểu học được sắp xếp uống sữa vào sau bữa ăn chiều. Để nâng cao tính tự giác cho các con, thầy cô thường phân công một số học sinh chia sữa cho các bạn trong lớp.

 

Tại các điểm trường mầm non, học sinh cũng được uống sữa tươi TH true Milk vào giờ chiều sau bữa ăn xế.

 

Để nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho các con, thầy cô cũng hướng dẫn cách gấp vỏ hộp sữa sau khi uống để tập hợp, vệ sinh và tái sử dụng làm đồ chơi hay các dụng cụ học tập.



Báo cáo phân tích thị trường