Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC THÁNG 12/2022
16 | 01 | 2023

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) chính của Việt Nam sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt 9,43 tỷ USD, tăng 11,21% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu NLTS từ Trung Quốc đạt 3,50 tỷ USD, tăng 22,62%. Tính riêng tháng 11/2022, kim ngạch xuất khẩu NLTS chính đạt 985,05 triệu USD, giảm 0,9% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 11/2022 là cao su (chiếm 28,1%), rau quả (chiếm 16,8%), gỗ và sản phẩm từ gỗ (chiếm 20,916,7%), thủy sản (chiếm 12,9%), sắn và sản phẩm từ sắn (chiếm 11,6%), hạt điều (chiếm 5,4%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (chiếm 3,9%), gạo (chiếm 2,6%), cà phê (chiếm 1,6%), v.v.. So với tháng 10/2022, xuất khẩu một số mặt hàng NLTS tăng cao là: sản phẩm mây, tre, cói và thảm (tăng 32,5%), cà phê (tăng 30,3%), sắn và sản phẩm từ sắn (tăng 27,9%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 21,7%), cao su (tăng 14,3%), rau quả (tăng 9,2%), v.v; các mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm là: gạo (giảm 59,2%), gỗ và sản phẩm gỗ (giảm 20,0%), chè (giảm 16,0%), thủy sản (giảm 9,8%). So với cùng kỳ, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là: chè (tăng 323,2%), rau quả (tăng 32,6%), cà phê (tăng 32,0%), gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 24,0%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 15,1%), thủy sản (tăng 5,6%), cao su (tăng 3,6%); trong khi đó một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm là: gạo (giảm 26,0%), sản phẩm mây, tre, cói và thảm (giảm 16,3%), hạt điều (giảm 11,8%), sắn và sản phẩm từ sắn (giảm 5,3%), v.v.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tính đến 20h00 ngày 06.01.2023, tổng số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn trên địa bàn tỉnh là 261 xe, trong đó xe chở hoa quả là 170 xe hoa quả và 91 xe hàng khác. Cụ thể: (i) tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, còn tồn 36 xe (06 xe tại khu trung chuyển và 30 xe tại cửa khẩu Hữu Nghị), trong đó có 19 xe hoa quả và 17 xe hàng khác; (ii) tại cửa khẩu phụ Tân Thanh còn tồn 161 xe (tại bãi Bảo Nguyên 128 xe, khu phi thuế quan 33 xe), trong đó có 151 xe hoa quả (143 xe container lạnh, 08 xe nóng); (iii) tại cửa khẩu chính Chi Ma còn tồn 64 xe (hạt sen, tinh bột sắn, hạt tiêu, hạt điều, chè v.v.); (iv) không còn tồn phương tiện nào tại cửa khẩu Cốc Nam.

Mục tiêu lớn nhất năm 2023 Trung Quốc đặt ra tại Hội nghị công tác kinh tế Trung ương vào cuối năm 2022 là đưa nền kinh tế về trạng thái tăng trưởng bình thường trong phạm vi hợp lý. Thông qua các công cụ tài chính, từ cuối năm 2022, Trung Quốc đã đầu tư 106 tỷ USD vào 2.700 dự án để hỗ trợ nền kinh tế, góp phần tạo đà cho tăng trưởng năm 2023. Mục tiêu lớn nhất năm 2023 Trung Quốc đặt ra tại Hội nghị công tác kinh tế Trung ương vào cuối năm 2022 là đưa nền kinh tế về trạng thái tăng trưởng bình thường trong phạm vi hợp lý. Thông qua các công cụ tài chính, từ cuối năm 2022, Trung Quốc đã đầu tư 106 tỷ USD vào 2.700 dự án để hỗ trợ nền kinh tế, góp phần tạo đà cho tăng trưởng năm 2023.

Theo Tổng Giám đốc IMF, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt nhiều khó khăn do các nền kinh tế lớn là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều đang trong giai đoạn giảm tốc. Theo người đứng đầu IMF, lần đầu tiên sau 40 năm, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2022 có thể sẽ bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Bên cạnh đó, sự bùng phát các ca nhiễm COVID-19 theo như dự báo ở nước này trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ tác động nhiều hơn đến nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay và khiến tốc độ tăng trưởng của khu vực cũng như thế giới chậm lại.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường