Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản lượng trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu, Ấn Độ cấm xuất khẩu đường ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
06 | 09 | 2023
Tổng lượng đường sản xuất trong nước và đường dự kiến nhập khẩu chính ngạch chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ năm 2023.

Nguồn: markettimes.vn

 

 

Sản lượng trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu, Ấn Độ cấm xuất khẩu đường ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
  • Đường nội và nhập khẩu chính ngạch chỉ đáp ứng 50% nhu cầu

Tại Việt Nam, nguồn nguyên liệu mía đang rơi vào tình trạng báo động. Nhiều năm qua, các nhà máy đường trong nước chịu các tác động kép dịch bệnh COVID-19, sức ép từ đường lậu, vùng nguyên liệu mía cả nước đang có dấu hiệu suy giảm khi cây mía cạnh tranh với cây trồng khác.

Vì vậy, Văn phòng chính phủ mới đây đã có công văn hỏa tốc về kiến nghị nhập khẩu thêm 600.000 tấn đường.

Theo công văn Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (LTTP), một trong những hàng hóa chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của làn sóng bảo hộ LTTP là đường với các quyết định hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ, Brazil… dẫn đến mối lo ngại khủng hoảng nguồn cung đường.

 

 

nganh-mia-duong-viet-nam-16721.jpg

Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng sản lượng đường sản xuất cả nước niên vụ 2022-2023 chỉ đạt 871.000 tấn. Số liệu dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy lượng tiêu thụ đường Việt Nam năm 2023 ước 2,389 triệu tấn, bình quân gần 200.000 tấn/tháng. Như vậy, lượng đường sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được bốn tháng nhu cầu tiêu dùng.

Song song đó, dự báo lượng đường nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam năm 2023 khoảng 319.070 tấn. Trong đó nhập khẩu đường trắng, đường thô ngoài hạn ngạch thuế quan của Việt Nam là 200.000 tấn. Đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan Việt Nam cam kết WTO dự kiến 119.000 tấn.

Tổng lượng đường sản xuất trong nước và đường dự kiến nhập khẩu chính ngạch chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ năm 2023.

Để giải quyết khó khăn trên, bên cạnh tiếp tục triển khai đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập 119.000 tấn đường theo cam kết với WTO, Hội LTTP kiến nghị bổ sung thêm lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu tối thiểu 600.000 tấn để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Do vậy, Hội đề xuất thời gian tổ chức đấu giá đợt một 119.000 tấn theo cam kết với WTO và bổ sung 200.000 tấn ngay trong tháng 8 nhằm phục vụ tết Trung thu. Đợt hai bổ sung 300.000 tấn trong tháng 9 chuẩn bị phục vụ mùa vụ tết Nguyên đán.

Các doanh nghiệp mía đường có cơ hội hưởng lợi từ giá tăng

Theo Reuters, ba nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ cho biết quốc gia này dự kiến ​​sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới bắt đầu từ tháng 10, tạm dừng xuất khẩu lần đầu tiên sau 7 năm do thiếu mưa đã làm giảm năng suất mía.

Quyết định này có thể làm tăng giá đường và dẫn đến lạm phát trên thị trường thực phẩm toàn cầu. Trong niên vụ này, Ấn Độ chỉ cho phép các nhà máy xuất khẩu 6,1 triệu tấn đường, giảm gần một nửa so với vụ mùa trước đó. Lo ngại về nguồn cung khan hiếm đè nặng lên an ninh lương thực toàn cầu khiến giá đường lập tức tăng vọt.

 

 

screenshot-2023-08-26-110134.png

Giá đường tăng mạnh ngay sau quyết định của Ấn Độ.

Giá đường tăng, các doanh nghiệp mía đường trong nước cũng phần nào hưởng lợi và có sự chuẩn bị nhất định. Đường Quảng Ngãi hiện có Nhà máy đường An Khê, công suất ép mía đạt 18.000 tấn/ngày, dây chuyền sản xuất đường tinh luyện có công suất 1.000 tấn đường/ngày. Doanh nghiệp này có diện tích mía đường lớn thứ hai (30.000 ha) và chiếm 13% thị phần đường cả nước.

Trong khi đó, Mía đường Sơn La có công suất chế biến 5.000 tấn đường/ngày, cung cấp ra thị trường khoảng 60.000 tấn đường/năm, diện tích mía đường 9.000 ha. Tỷ lệ chuyển đổi đường sang mía của Công ty cao nhất cả nước, ở mức 114 kg đường/tấn mía (các doanh nghiệp khác là 100 kg đường/tấn mía), giúp hạ giá thành sản xuất.

Tại Lasuco, Công ty có quy mô sản xuất đứng thứ ba cả nước, với hai nhà máy, công suất khoảng 7.000 tấn/ngày, diện tích trồng mía 15.000 ha và chiếm 10% thị phần đường cả nước.

Dẫn đầu thị trường đường nội địa với 46% thị phần và có quyền sử dụng 68.000 ha đất nông nghiệp ở 4 quốc gia gồm Việt Nam, Lào,Campuchia, Úc, tự chủ được 52% nhu cầu nguyên liệu là TTC-BH (48% nhu cầu nguyên liệu còn lại được Công ty hợp tác với người nông dân).



Báo cáo phân tích thị trường