Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sau dầu thô và khí đốt, một mặt hàng nông sản lại bão giá khiến châu Âu “đau đầu”: Là mặt hàng Việt Nam có sản lượng hơn 800.000 tấn trong năm 2022, giá lập đỉnh trong vòng 10 năm
24 | 07 | 2023
Thời tiết nắng nóng đang đẩy giá mặt hàng quan trọng này tại châu Âu.

Nguồn: markettimes.vn

 

 

Sau dầu thô và khí đốt, một mặt hàng nông sản lại bão giá khiến châu Âu “đau đầu”: Là mặt hàng Việt Nam có sản lượng hơn 800.000 tấn trong năm 2022, giá lập đỉnh trong vòng 10 năm

Ảnh minh họa

Theo dữ liệu từ Bloomberg, các nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất đường tại châu Âu đang đàm phán hợp đồng cho mùa thu hoạch 2023 - 2024, giá được trích dẫn là hơn 1.000 euro/tấn, cao hơn gấp đôi so với giá vào thời điểm giữa năm ngoái. Bởi vậy người tiêu dùng tại châu Âu có thể sớm phải trả nhiều tiền hơn cho các loại đồ ngọt - những thực phẩm rất được yêu thích tại phương Tây.

Giá đường trên thị trường giao ngay đã tăng 58% kể từ tháng 10 năm ngoái. Tình hình thời tiết cũng đang cảnh báo về giá sẽ còn tăng cao do quá trình gieo trồng bị chậm và nhiệt độ tăng cao từ đó tăng nguy cơ hạn hán và sâu bệnh. 

Ông John Stansfield, nhà phân tích đường cao cấp tại DNEXT Intelligence cho biế đến nay các nhà sản xuất vẫn thận trọng trong việc định giá: “Điều quan trọng là điều gì sẽ xảy ra trong hai hoặc ba tháng tới: thời tiết sẽ có mưa hay sẽ hạn hán kéo dài?”

Những hợp đồng mua bán mới được ký kết với mức giá kỷ lục, những chi phí phát sinh sẽ không dễ tránh khỏi do các yếu tố về nguồn cung. Kona Haque, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại ED&F Man, cho biết một số công ty sẽ phải chuyển gánh nặng chi phí đó cho người tiêu dùng.

 

 

0715c1.png

Tình hình trở nên trầm trọng hơn do dự trữ đường ở mức thấp, vốn đã giảm vào năm ngoái khi các công ty sử dụng vào nguồn dự trữ. Julian Price, một nhà tư vấn đường độc lập và là cựu chủ tịch của Hiệp hội các nhà kinh doanh đường châu Âu, cho biết việc giảm lượng hàng tồn kho sẽ khiến giá đường càng gia tăng áp lực tăng giá. 

Bất chấp tất cả những điều này, một số nhà phân tích vẫn lạc quan một cách thận trọng rằng sản lượng có thể tăng lên. EU đã dự báo rằng sản lượng có thể đạt 15,5 triệu tấn trong mùa này, với diện tích trồng củ cải đường của Ba Lan tăng đột biến bù đắp cho sự sụt giảm ở Pháp.

Các nhà phân tích cũng bày tỏ lo ngại về virus vàng, một căn bệnh có thể quét sạch cây củ cải đường. Các chuyên gia tại Green Pool Commodity  ước tính rằng sản lượng đường của Châu Âu có thể giảm xuống dưới mức ước tính của EU xuống còn 14,8 triệu tấn.

Các nhà phân tích của Green Pool lưu ý: “Mặc dù cho đến nay có rất ít báo cáo về các triệu chứng bệnh vàng da do vi rút, nhưng vẫn còn quá sớm để nói liệu cây củ cải đường năm 2023 có tránh được cơn bão vi rút vàng hay không. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong tháng này."

Thực tế sự bất ổn này không chỉ đang diễn ra tại châu Âu. Giá mía đường và củ cải đường đều đang bị đe dọa do hiện tượng thời tiết El Nino đe dọa sản lượng ở Đông Nam Á và châu Phi, kết hợp với nắng nóng và khô hạn tại châu Âu sẽ khiến giá đường tiếp tục tăng cao. 

Còn tại Việt Nam, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), diện tích trồng và sản lượng mía, sản lượng đường tại Việt Nam niên vụ 2022-2023 có khả năng sẽ tăng. Dự kiến, diện tích mía đạt 151.305 ha, sản lượng mía chế biến đạt 8.764.277 tấn, sản lượng đường đạt 870.930 tấn, tăng 16,6%.



Báo cáo phân tích thị trường