Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN THÁNG 10/2022
14 | 11 | 2022

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

9 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam sang thị trường ASEAN chiếm 17,6% tổng xuất khẩu NLTS của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng 32,25% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi nhập khẩu đạt 5,56 tỷ USD, tăng 21,50 % so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 344,26 triệu USD, giảm 18,52% so với tháng trước và tăng 18,46% so với cùng kỳ năm 2021.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang ASEAN trong tháng 9/2022 là gạo (chiếm 31%), thủy sản (chiếm 18%), hàng rau quả (chiếm 13%); phân bón các loại (chiếm 11%); cà phê (chiếm 9%). So với tháng 9/2021, có 13/13 mặt hàng NLTS có kim ngạch xuất khẩu tăng, cao nhất là sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng 260%), phân bón các loại (tăng 108,9%), thit và sản phẩm từ thịt (tăng 77,6%), cao su (tăng 55,03%), thủy sản (tăng 45,41%), rau quả (tăng 36,83%), gỗ và sản phẩm từ gỗ (tăng 27,42%)… Chi tiết tại phụ lục đính kèm).

Tính đến cuối tháng 9/2022, Philipin đã nhập khẩu 2,98 triệu tấn gạo, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng này thậm chí đã vượt 7% so với tổng lượng nhập khẩu gạo trong cả năm 2021. Lượng nhập khẩu lớn nhất trong năm 2022 rơi vào tháng 8 với 433,5 nghìn tấn. Các nguồn nhập khẩu của Philipin là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Myanmar, Pakistan, Singapore, Tây Ban Nha, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam vẫn duy trì là nhà cung cấp hàng đầu, chiếm hơn 80% tổng khối lượng gạo nhập khẩu.

Theo USDA, diện tích trồng lúa niên vụ 2021/22 của Campuchia ước tính đạt 3,3 triệu ha, tăng nhẹ 1,4% so với niên vụ trước. Sản lượng lúa đạt 9,6 triệu tấn (tương đương lượng gạo xay xát là 5,9 triệu tấn), cũng tăng nhẹ 1,4% so với niên vụ trước. Tuy nhiên lượng xuất khẩu có thể giảm 11,9% xuống mức 1,4 triệu tấn. Nguyên nhân chính là do chi phí chuyên chở tăng, đặc biệt là sang các quốc gia EU, đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của nước này.

Chính phủ Philippines đã phê duyệt cà tím biến đổi gen là cây trồng để nhân giống thương mại (sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chế biến), sau ngô biến đổi gen và gạo vàng biến đổi gen. Cà tím biến đổi gen chứa gen Bt (Bacillus thuringiensis) có vai trò giúp tăng tính chống chịu khỏi các loại sâu hại chính, như sâu đục thân và sâu đục quả, một trong các dịch hại phổ biến và nguy hại nhất trên cà tím.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường