Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phân bón từ Lào ồ ạt vào Việt Nam nhờ giá siêu rẻ, cạnh tranh cùng Trung Quốc trở thành cứu tinh cho nông sản Việt
17 | 11 | 2023
Đây là cơ hội cực kỳ hấp dẫn cho Việt Nam khi hàng xóm láng giềng bán với giá rẻ hơn một nửa so với 1 năm về trước.

Nguồn: markettimes.vn

 

Phân bón từ Lào ồ ạt vào Việt Nam nhờ giá siêu rẻ, cạnh tranh cùng Trung Quốc trở thành cứu tinh cho nông sản Việt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2023, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 7/2023 đạt 306.179 tấn với kim ngạch hơn 86,4 triệu USD, giảm 26,3% về lượng và giảm mạnh 34,2% so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam đạt hơn 2 triệu tấn với kim ngạch hơn 674,8 triệu USD, tăng 2,8% về lượng nhưng giảm 26,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá nhập khẩu phân bón bình quân trong 7 tháng đầu năm đạt 336 USD/tấn, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2022.

Xét về thị trường, Lào đang là nhà cung cấp phân bón các loại lớn thứ 3 của Việt Nam và đang ghi nhận sản lượng tăng kỷ lục trong 7 tháng đầu năm. Cụ thể, trong tháng 7, nhập khẩu phân bón các loại từ Lào đạt 33.313 tấn với kim ngạch hơn 10,1 triệu USD, tăng 761% về lượng và tăng 273% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu mặt hàng này từ Lào đạt 140.647 tấn với kim ngạch hơn 52,7 triệu USD, tăng 67,7% về lượng và tăng 8,56% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Phân bón từ Lào ồ ạt vào Việt Nam nhờ giá siêu rẻ, cạnh tranh cùng Trung Quốc trở thành cứu tinh cho nông sản Việt - Ảnh 2.

Xét theo sản lượng, kể từ đầu năm đến nay, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp phân bón lớn nhất của Việt Nam. Nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 1,6 triệu tấn phân bón với trị giá hơn 520 triệu USD, tăng 16,7% về lượng nhưng giảm 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng gần 50%.

Giá nhập khẩu cũng ghi nhận giảm mạnh, đạt 318 USD/tấn.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của phân bón Việt Nam, tuy nhiên ghi nhận sản lượng và trị giá giảm so với năm trước với 288.150 tấn, trị giá đạt hơn 26,8 triệu USD.

Đáng chú ý, Lào đang tăng mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam với giá hấp dẫn, đồng thời ghi nhận sản lượng tăng mạnh nhất trong số các nhà cung cấp của nước ta. Kết thúc tháng 10, nước ta nhập từ Lào 244.592 tấn với trị giá hơn 83,1 triệu USD, tăng 80% về lượng và tăng 4% về trị giá so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu đạt bình quân 338 USD/tấn, giảm mạnh 38% so với năm trước.

Phân bón từ Lào ồ ạt vào Việt Nam nhờ giá siêu rẻ, cạnh tranh cùng Trung Quốc trở thành cứu tinh cho nông sản Việt - Ảnh 3.

Bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản và Lào, các thị trường lớn cung cấp phân bón cho Việt Nam còn bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Indonesia.

Giá phân bón toàn cầu đã "nhảy múa" liên tục trong giai đoạn 2021-2022 do tác động từ đại dịch, đứt gãy chuỗi cung ứng và xung đột Nga - Ukraine, Nga đã tạm dừng xuất khẩu nhiều mặt hàng trong đó có phân bón. Tuy nhiên bước sang năm 2023 giá phân bón đã hạ nhiệt. Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, giá phân bón giảm nhanh khi chi phí khí đốt tự nhiên, nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân bón và nhu cầu của nông dân cùng giảm.

Nhiều chuyên gia dự báo giá phân ure thế giới trong thời gian tới sẽ tăng nhẹ theo xu hướng biến động của giá than và khí nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, việc Nga áp đặt hạn ngạch mới ở mức 16,3 triệu tấn cho xuất khẩu phân bón. Trong đó 10,66 triệu tấn hạn ngạch áp dụng cho phân Ure, UAN và AN, có hiệu lực từ ngày 1/6 đến ngày 30/11/2023 cũng là yếu tố có thể khiến giá phân ure tăng trong những tháng cuối năm.

Tại thị trường trong nước, theo đánh giá của Bảo Việt Securities (BVSC) và một số tổ chức tài chính, nghiên cứu thị trường, giá phân ure trong nước sẽ tăng nhẹ trở lại vào khoảng từ quý 3 đến đầu quý 4 năm nay do cả nước sẽ bước vào cao điểm mùa vụ, nhất là ở phía Bắc sẽ bước vào vụ Đông và vụ Chiêm Xuân - là thời điểm tiêu thụ phân bón lớn nhất trong năm.



Báo cáo phân tích thị trường