Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Gạo Việt Nam tiếp tục vững giá
22 | 06 | 2007
Giá xuất khẩu gạo Việt Nam hầu hết vững trong suốt tuần qua vì các công ty xuất khẩu vẫn đang tích cực mua gạo để thực hiện những hợp đồng đã ký để tránh giá tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Một số công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp và đang cố gắng mua gạo xuất khẩu khi giá còn chưa tăng quá cao. Họ đang chờ nông dân bắt đầu thu hoạch vụ mới, từ tháng 7.

Các công ty trong nước sẽ xuất khẩu khoảng 400.000 tấn gạo trong tháng này, so với 550.000 tấn tháng trước.

Tại thành phố Hồ chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, gạo 5% tấm chất lượng cao được chào bán giá 307 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm giá 290 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước.

Việt Nam sẽ tham gia cùng Campuchia, Myanma, Lào và Thái Lan nỗ lực hợp tác tăng hình ảnh và chất lượng gạo trong khu vực. Năm nước đang xem xét để đi tới ký kết hiệp định. Nhưng nước tham gia sẽ cùng chia sẻ thông tin về thị trường gạo thế giới để tăng sức cạnh tranh cho gạo Đông Nam Á trên toàn cầu. Việt Nam đã ký kết một hiệp định tương tự với Thái Lan và hai nước sẽ họp tại Hà Nội vào tháng 7 tới để bàn về kế hoạch thực hiện hiệp định.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu gạo Việt Nam năm tháng đầu năm nay đạt 1,8 triệu tấn, trị giá 580 triệu USD, giảm 21% về khối lượng và 8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân giảm do các vấn đề hậu cần, như khó khăn trong việc thuê tàu, cước phí vận tải tăng, thời tiết xấu ảnh hưởng tới việc bốc xếp gạo…Xuất khẩu gạo Việt Nam cả năm nay dự kiến đạt 5 triệu tấn, trong khi của Thái Lan sẽ đạt 8 triệu tấn, Campuchia khoảng 300.000 tấn và Myanma khoảng 100.000 tấn.

Mới đây, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine đã đấu giá mua 280.000 tấn gạo 25% tấm của Việt Nam với giá 328,96-348,99 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 7-8/2007.

Diễn biến giá gạo Việt Nam, USD/tấn:

Loại

Giá 19/6

So với 18/6

5% tấm

307 USD/tấn

0

25% tấm

290 USD/tấn

0

 



Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường