Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 07/07những loại trái cây nói trên của Thái Lan sẽ được phép nhập khẩu vào Mỹ nếu bảo đảm không chứa sâu bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu đáp ứng yêu cầu.
Quy định mới này do Phòng Nông nghiệp Mỹ đưa ra vào ngày 27/06/07 và chính thức có hiệu lực từ ngày 23/07/07. Nhưng sẽ mất một khoảng thời gian để các giám định viên phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ phê duyện những cơ sở đóng gói và xử lý sâu bệnh cũng như các thủ tục khác có liên quan. Đại diện của Bộ nông nghiệp Thái Lan tại Washington cho biết, nhiều khả năng chuyến hàng đầu tiên sẽ đến Mỹ vào khoảng tháng 9 năm nay.
Thái Lan hiện là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu các loại trái cây nhiệt đới như dứa, chôm chôm và măng cụt lớn nhất trên thế giới. Mặc dù quy định mới này tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu Thái Lan nhưng nhiều công ty tỏ ra lo ngại về việc liệu giá xuất khẩu có đủ cao để bù đắp chi phí vận chuyển trái cây bằng đường hàng không hay không? vì hầu hết các chuyến hàng Thái Lan xuất sang Mỹ đều phải vận chuyển bằng máy bay để bảo đảm độ tươi cho rau quả. Trên thực tế, cho dù giá bán ở mức khá cao nhưng nhu cầu tiêu thụ măng cụt tươi nhập khẩu vào Mỹ là rất lớn nếu loại trái cây này còn giữ được mùi vị và độ tươi.
Chi phí vận chuyển bằng đường biển sẽ giảm hơn so với đường hàng không nhưng phải mất khoảng 20 ngày để chuyến hàng cập bến. Trên thực tế, trái cây được bảo quản theo phương pháp chiếu sáng như chôm chôm, nhãn và vải từ Hawaii nhập khẩu vào Mỹ bằng đường biển vẫn bảo đảm chất lượng tốt. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại nếu áp dụng cách thức này cho trái cây Thái Lan thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tổn hại.
Nhiều ý kiến cho rằng khử trùng trái cây bằng phương pháp chiếu sáng có thể tạo ra những hoá chất gây hại, nhưng cả tổ chức Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cũng như Tổ chức Sức khoẻ Thế giới WHO đều cho rằng đây là một biện pháp an toàn.
Trước đây, loại trái cây duy nhất của Thái Lan được phép nhập vào Mỹ dưới dạng tươi là sầu riêng.