Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cây thanh long Bình Thuận hướng đến phát triển bền vững
10 | 09 | 2007
Ở Bình Thuận, cây thanh long được trồng chủ yếu ở 6 huyện và TP.Phan Thiết. Trong đó, có 9 doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu trực tiếp như Công ty VinaHsingon, Công ty Hoàng Hậu, Công ty Phương Giảng. Đây là những doanh nghiệp có sự đầu tư khá chuyên nghiệp và quy mô.

Ở Bình Thuận, cây thanh long được trồng chủ yếu ở 6 huyện và TP.Phan Thiết. Trong đó, có 9 doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu trực tiếp như Công ty VinaHsingon, Công ty Hoàng Hậu, Công ty Phương Giảng. Đây là những doanh nghiệp có sự đầu tư khá chuyên nghiệp và quy mô.

Trong 3 năm gần đây, do có sự đầu tư tốt về sản phẩm và thị trưonừg nên kim ngạch xuất khẩu thanh long tăng nhanh, bình quân 31%/năm. Giá thanh long xuất khẩu cũng có xu hướng tăng dần từ 321 USD/tấn (năm 2003), lên đến 593 USD/tấn (năm 2006), giá trị xuất khẩu thanh long năm 2006 đạt 13,58 triệu USD (22.248 tấn), tăng 26,4% so với năm 2005 (nếu tính xuất khẩu theo đường tiểu ngạch lên đến gần 50 triệu USD). Thanh long được xuất sang 12 thị trường chủ yếu trên thế giới, trong đó Hồng Kông dẫn đầu với 1/3 tổng sản lượng, kế đến là Đài Loan, Singapore, Thái Lan và Hà Lan.

Trồng thanh long cũng mang về nhiều lợi nhuận cho người nông dân, nên gần đây, diện tích cây thanh long đang bùng nổ một cách tự phát, trước tình hình đó, vào tháng 6/2007, tỉnh Bình Thuận đã cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thanh long để giúp nông dân định hướng sản xuất và phối hợp với các đơn vị liên quan tìm đầu ra cho loại trái cây này. Trung tâm là nơi làm công tác nghiên cứu về khâu giống kỹ thuật và là đầu mối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.



Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường