Nhà đầu tư nhỏ thua lỗThứ nhất, lý do tâm lý. Chỉ số chứng khoán bắt đầu giảm kể từ trung tuần tháng 3/2007 và càng về sau càng ảnh hưởng tới các loại cổ phiếu trên sàn. Có những cổ phiếu giảm giá hơn 50%. Ảnh hưởng này đã làm cho nhiều nhà đầu tư nhỏ trên sàn thua lỗ. Thua vì tâm lý, thua vì TTCK liên tục giảm hơn 4 tháng rưỡi mà chưa có biện pháp nào của Nhà nước để cứu vãn thị trường. Thêm vào đó, Chỉ thị 03//2007/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã góp sức làm cho nhà đầu tư không còn vốn để đầu tư + với giá cổ phiếu đi xuống = thua lỗ.Thứ hai, lý do vay vốn đầu tư. Khi tiền bị hạn chế thì nhà đầu tư nhỏ không chịu đựng được lâu, mà đã không chịu đựng được lâu thì đương nhiên sẽ phải bán ra và phải chấp nhận lỗ. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài với quỹ của họ lên tới cả tỷ USD thì họ thừa sức khuynh đảo thị trường để các nhà đầu tư nhỏ của Việt Nam không chịu đựng được phải bán ra với giá rẻ và họ sẽ mua vào. Đến khi giá cổ phiếu bắt đầu lên họ lại dùng chiến thuật bán ra để kiếm lời. Một điều dễ nhận thấy là khi nào giá cổ phiếu thật thấp thì họ mua vào nhiều, trong khi phía nhà đầu tư nhỏ của Việt Nam lại bán ra nhiều. Đó là sự nghịch lý và nếu tình trạng này không được cải thiện thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ là nhà đầu tư chính trên sàn giao dịch, chứ không phải là nhà đầu tư Việt Nam.
Biện pháp giúp nhà đầu tư nhỏ
Theo các nhà lãnh đạo của Việt Nam thì nền kinh tế Việt Nam muốn đạt được mức tăng trưởng GDP 8,5% cho cả năm 2007 thì 6 tháng cuối năm phải đạt được mức tăng GDP tối thiểu là 9%. Muốn kinh tế phát triển thì trước hết phải phát triển TTCK. Thị trường có mạnh thì các công ty mới mạnh về vốn để kinh doanh. Muốn vậy, phải có các biện pháp nới lỏng tín dụng cho nhà đầu tư, nhà đầu tư mới có tiền để đầu tư chứng khoán lâu dài. Và các công ty cổ phần cần phải phát triển mạnh, lãi mạnh và có những biểu hiện lành mạnh giúp cho nhà đầu tư tin tưởng hơn.
Lãnh đạo các công ty cổ phần phải làm sao cho cổ đông tin tưởng về đạo đức của người lãnh đạo. Trung Quốc có câu: "Tiên chi ưu, nhi ưu. Hậu chi lạc, nhi lạc". Nghĩa là, lo trước cái lo của mọi người và vui sau cái vui của mọi người, chứ không phải chỉ nghĩ đến thân mình, lo bán cổ phiếu với mục đích "tiêu dùng cá nhân". Nhà đầu tư cá nhân đã có đủ kinh nghiệm trong quá khứ, cho nên lãnh đạo các công ty phải chứng tỏ là những người đáng tin tưởng để cho cổ đông bên ngoài muốn giữ cổ phiếu và luôn luôn phải đủ tin tức để họ biết là công ty đang làm gì và làm tới đâu.
Hệ thống PR của các công ty cổ phần đều quá tệ hại, đưa tới một trong các hậu quả hiện nay là làm mất lòng tin của nhà đầu tư. Lãnh đạo trong công ty cần nhớ rằng, lãi chưa đủ để thuyết phục nhà đầu tư mà còn phải chứng tỏ mình là người lãnh đạo có đáng tin hay không.
Vấn đề đầu cơ của nhà đầu tư nước ngoài là chuyện bình thường nhưng chúng ta cần xem xét là ở nước ngoài không cấm mà có những biện pháp làm giảm mức đầu cơ như:
- Các quỹ đầu tư mở và đóng chỉ bắt buộc báo cáo cho cổ đông 6 tháng một lần. Và như vậy, cổ phiếu của họ sẽ chỉ thanh lý vào mỗi 6 tháng, chứ không được bán mua mỗi ngày.
- Luật Wash - sale ở Mỹ quy định: Nếu như bán trước 1 tháng sau ngày mua thì nhà đầu tư này sẽ không được trừ lỗ bất cứ đồng nào, nhưng lãi thì phải đóng đủ thuế thu nhập.
Thiết nghĩ, Ủy ban Chứng khoán nên đề nghị giảm thuế cho những nhà đầu tư lâu dài trên 1 năm, để giúp TTCK ổn định hơn