Trong 9 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được thông báo đạt khoảng 8,16%. Ông Sriyn Pietersz, chuyên gia tại Cty JP Morgan Securities (thuộc tập đoàn tài chính JP Morgan) nói rằng đây không phải là xu hướng dài hạn có thể dẫn tới việc hạ thấp dự báo về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam.
Việt Nam đã tiên liệu trước mức tăng trưởng ít nhất 8,5%. Con số 8,16% là mức tăng trưởng cao nhất từ tháng 1 tới tháng 9 trong 10 năm qua. Cùng giai đoạn trên, nhưng cách đây 1 năm, kinh tế (Việt Nam) đạt mức tăng trưởng 7,84%.
Là người đứng đầu nhóm nghiên cứu của tập đoàn JP Morgan tại Thái Lan, Việt Nam và Pakistan, ông Pietersz cho biết: Việt Nam có tất cả các điều kiện để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng như vậy.
Đó là tỷ lệ 37% GDP dành cho đầu tư toàn xã hội, gia tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ào ạt đổ vào, chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc gần 50% và người dân làm việc chăm chỉ với gần 60% dân số dưới 30 tuổi”.
Trong 9 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được thông báo đạt khoảng 8,16%. Ông Pietersz nói rằng đây không phải là xu hướng dài hạn có thể dẫn tới việc hạ thấp dự báo về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam.
Việt Nam đã tiên liệu trước mức tăng trưởng ít nhất 8,5%. Con số 8,16% là mức tăng trưởng cao nhất từ tháng 1 tới tháng 9 trong 10 năm qua. Cùng giai đoạn trên, nhưng cách đây 1 năm, kinh tế (Việt Nam) đạt mức tăng trưởng 7,84%.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã kéo tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế xuống. Khu vực này chỉ tăng trưởng trên 3%.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8,5% năm 2007, so với 8,17% năm 2006. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 8,3% trong năm nay.
Trong chỉ dẫn dành cho khách hàng đầu tuần này, ông Pietersz nói rằng mức tăng trưởng trong 9 tháng qua (của Việt Nam) chủ yếu nhờ vào sự củng cố trên các lĩnh vực bán lẻ nội địa, doanh thu từ xuất khẩu và gia tăng nguồn vốn từ nước ngoài.
Con số gần 8,2% trong 9 tháng đầu năm có được còn nhờ mức tăng trưởng kỷ lục 8,5 % của lĩnh vực dịch vụ.
Đất nước chứng kiến những chuyển đổi tích cực trong cấu trúc nền kinh tế với sự đóng góp nhiều hơn từ lĩnh vực dịch vụ (41% GDP), công nghiệp (42%); so với 40 % và 41 % năm 2006.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu, chiếm gần 60% GDP và có thể tốc độ tăng trưởng nền kinh tế bị kéo chậm lại trước bất kỳ biến động tiêu cực nào trên thị trường toàn cầu.