Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
“Thị trường Nhật không quá khó tính!”
05 | 11 | 2007
Làm thế nào để nâng cao thị phần xuất khẩu vào Nhật Bản vẫn đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy vừa có cuộc phỏng vấn ông Takano Koichi, Phó trưởng đại diện Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam.
Kim ngạch thương mại Việt - Nhật trong thời gian qua có gì đáng chú ý, thưa ông?
Lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Nhật đạt 9,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 5,2 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2005. Còn tính đến tháng 9/2007, kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2007 đã đạt 8,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là 4,14 tỷ USD và nhập về 4,18 tỷ USD.
Thế nhưng so với một số nước khác trong khu vực thì thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản vẫn còn quá khiêm tốn, mới chỉ xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, trong khi các nước khác như: Malaysia là 2,7%, Thái Lan 2,9%, Indonesia 4,2%, Trung Quốc 20,5%...
Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn còn quá “khiêm tốn” như vậy?
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thường nghĩ rằng thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính. Thực ra điều này là không hoàn toàn đúng.
Thị trường Nhật Bản cũng giống như nhiều thị trường khác là đều coi trọng chất lượng hàng hóa và chữ tín trong kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhật có thói quen là tìm hiểu rất kỹ về đối tác trước khi có quyết định làm ăn lâu dài.
Bên cạnh đó, do có nhiều vụ vi phạm về các quy định chất lượng hàng hóa từ các nước vào thị trường Nhật, đặc biệt là hàng thủy sản và thực phẩm nên các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng Nhật phải đưa ra những quy định khắt khe đối với các lô hàng nhập vào Nhật.
Tuy nhiên, theo điều tra của chúng tôi thì nguyên nhân chính khiến quan hệ thương mại 2 nước chưa được như mong muốn là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật quyết tâm, nỗ lực trong việc hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản phản ánh với chúng tôi rằng, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính chủ động trong kinh doanh với doanh nghiệp Nhật Bản.
Do đó, họ cho rằng, nếu các doanh nghiệp Việt Nam có những chiến lược kinh doanh cụ thể, chủ động hơn nữa thì phía Nhật Bản sẵn sàng ủng hộ, hợp tác.
Nguồn: vneconomy
Các Tin Khác
Bản tin thực phẩm tuần từ 21/04 - 26/04/08
24 | 04 | 2008
Tiếp thị địa phương: Tại sao không?
05 | 11 | 2007
Ixraen-Việt Nam tăng cường trao đổi kỹ thuật nông nghiệp
05 | 11 | 2007
Cân nhắc thuế thu nhập từ chứng khoán
03 | 11 | 2007
“Thu ngân sách sẽ giảm dần phụ thuộc vào bên ngoài”
03 | 11 | 2007
XK nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài tháng 10 tăng 19,9%
03 | 11 | 2007
Dak Rlap Trade Fair Crop Plants Variety
02 | 11 | 2007
International Trade Fair of Agriculture Products, Agroviet 2007
02 | 11 | 2007
Trade Fair of Industry and Agricultural Commercial
02 | 11 | 2007
Food and Drink Vietnam 2007
02 | 11 | 2007
Tin Liên Quan
“Thị trường Nhật không quá khó tính!”
11/5/2007 12:00:00 AM
“Muốn xuất sang Nhật, phải nhập gia tùy tục”
8/13/2007 12:00:00 AM
Gạo Việt bị Nhật cảnh cáo
7/5/2007 12:00:00 AM
Xuất khẩu gỗ khó đạt chỉ tiêu 4 tỉ USD
6/1/2011 12:00:00 AM
Tìm hiểu về tiêu thụ chè của Nhật Bản
4/4/2009 12:00:00 AM
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2010 sẽ tăng dưới 4%?
3/16/2010 12:00:00 AM
Bắt bệnh doanh nghiệp Việt Nam
7/9/2008 12:00:00 AM
Những yếu tố nào cần quan tâm khi đánh giá cổ phần thuỷ sản?
9/27/2007 12:00:00 AM
Quan tâm gì khi đánh giá cổ phiếu thuỷ sản ?
9/26/2007 12:00:00 AM
Đơn hàng giảm, các doanh nghiệp đang rất khó khăn
4/3/2009 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn