Tiếp tục xu hướng biến động khó lường, giá đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 7 tuần vào ngày 23/11 – 263 Yên - song lại hồi phục nhanh vào những ngày sau đó do giá dầu mỏ tăng mạnh. Giá dầu thô tăng cao thường khích lệ hoạt động mua cao su thiên nhiên để thay thế cao su tổng hợp - một sản phẩ của dầu mỏ.
Nhu cầu cao khá mạnh vẫn mạnh. Bên cạnh Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ cũng tìm mua cao su SIR20, còn các hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới tìm kiếm hàng để làm đầy kho dự trữ hiện đang còn rất ít của mình, song một số người bán không sẵn sàng bán ra lúc này bởi nguồn cung rất khan hiếm, và họ hy vọng giá sẽ tăng cao hơn nữa. Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới - đã nhập khẩu 1.350.000 tấn cao su từ tháng 1 đến hết tháng 10/2007, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về nguồn cung, mưa nhiều ở Indonexia và Thái lan và lạnh giá ở Indonexia – ba nước sản xuất hàng đầu thế giới –đã gây trở ngại cho việc thu hoạch mủ, khiến nguồn cung cao su khan hiếm trong suốt tháng qua. Giao dịch ở Indonexia sôi động nhất trong tháng qua, bởi giá rẻ hơn các nguồn khác, và nguồn cung khá hơn, dù không dồi dào.
Tuy nhiên, các thương gia Indonexia không thể ký những hợp đồng lớn bởi nguồn cung sụt giảm vì mưa. Hoạt động khai thác mủ cao su ở Medan, khu vực trồng cao su chủ chốt của Indonexia ở phía Bắc Sumatra, bị gián đoạn do mưa dài ngày. Trong khi đó ở Palembang, khu vực trồng cao su chủ chốt của nước này ở phía nam, bước vào mùa đông - thời điểm cây cao su cho ít mủ hơn. Cuối tháng, thời tiết ở Thái Lan đã khả quan hơn, và nguồn cung bắt đầu tăng lên, song nhu cầu mạnh nên giá không giảm xuống. Sản lượng cao su thiên nhiên thường đạt đỉnh điểm vào tháng 11 và 12 ở Đông Nam Á.
Chủ tịch Hiệp hội Cao su Thái Lan (TRA) dự báo sản lượng cao su nước này năm 2007 dự tính giảm khoảng 1,5% xuống 3 triệu tấn do mưa lớn và diện tích trồng cao su giảm xuống. Hiện vẫn chưa rõ sản lượng năm tới sẽ như thế nào, vì điều đó còn phụ thuộc vào thời tiết, song chắc chắn sản lượng sẽ tăng vào năm 2009, nhờ những diện tích trồng cao su từ mấy năm trước sẽ cho thu hoạch trong vài năm tới.
Tại Việt Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, bà Trần Thị Thuý Hoa, cũng cho rằng xuất khẩu cao su Việt Nam có thể không đạt mục tiêu 780.000 tấn trong năm nay do khó khăn về nguồn cung ở các nước láng giềng, làm giảm lượng nhập khẩu. Song Việt Nam sẽ vẫn sản xuất 600.000 tấn cao su trong năm nay, tăng so với 553.500 tấn năm 2006. Việt nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu. Khoảng 64% lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Dự báo trong tháng tới, nguồn cung cao su physical sẽ tăng lên, bởi thời tiết ở các khu vực trồng cao su chính đã khả quan hơn. Tuy nhiên, giá sẽ không thể giảm nhiều bởi ngay khi giá cao su bắt đầu giảm, khách hàng bắt đầu tiến hành mua vào, và nguồn cung trên thị trường giao ngay vẫn hạn hẹp, sau khi mưa triền miên ở Thái lan, thậm chí mưa quá lâu có thể khiến cây cao su bị sâu bệnh, tệ hơn có thể nặng tới mức phải chặt bỏ.
Dự kiến giá cao su kỳ hạn trên thị trường Tokyo sẽ ở mức 280 Yên/kg vào cuối tháng 12 năm nay. Cuối tháng 12, giá cao su RSS3 của Thái lan sẽ ở mức khoảng 2,50 USD/kg, cao su SMR20 của Malaysia sẽ ở mức 2,45 USD/kg, còn cao su SIR20 của Indonesia sẽ có giá khoảng 2,37 USD/kg.
Biến động giá trên thị trường dầu mỏ tiếp tục ảnh hưởng tới giá cao su bởi dầu mỏ tăng giá sẽ buộc người sử dụng cao su thiên nhiên tăng cường chuyển sang sử dụng cao su tổng hợp - một sản phẩm hoá dầu.
Giá cao su physical:
Loại | 30/11 | 01/11 |
Thai RSS3 (2/08) | 2,47 USD/kg | 2,55 USD/kg |
Thai STR20 (2/08) | 2,38 USD/kg | 2,35 USD/kg |
Malaysia SMR20 (2/08) | 2,38 USD/kg | 2,43 USD/kg |
Indonesia SIR20 (2/08) | 1,06 USD/lb | 1,09 USD/lb |