cách nhìn nhận của ông, hai từ "quản lý" làm cho người ta nghĩ ngay đến khái niệm quản lý truyền thống, ví dụ như "khống chế, bóp nghẹt nhân viên, đưa mình vào vị trí người trong bóng tối".
Jack Welch đặc biệt nhấn mạnh sự khác nhau giữa một nhà quản lý và một nhà lãnh đạo. Ông nói: "Nhà lãnh đạo giống như Franklin D. Roosevelt, Winston Churchill và Ronald Wilson Reagan... Họ là những nhà lãnh đạo biết cách cổ vũ, phát huy hết tài năng của những người có tài, khiến cho họ hoàn thành công việc với khả năng tốt nhất. Còn nhà quản lý chỉ luẩn quẩn trong các chi tiết vụn vặt, nếu trong toàn bộ sự việc phức tạp, người quản lý chỉ làm cho mọi việc trở nên phức tạp hơn. Họ sẽ luôn nghĩ ra cách để khống chế và áp đặt người khác, lãng phí thời gian và công sức của họ và những chi tiết nhỏ nhặt".
Trước nghi ngại cho rằng, nếu như vậy thì lãnh đạo dễ mất đi sự kiểm soát với tổ chức, Jack Welch rất tự tin, cho rằng: "Mọi người thường hỏi tôi: "Lẽ nào ông không sợ bị mất đi sự kiểm soát với tổ chức hay sao? Ông sẽ không thể nảo lường trước được tình hình sẽ diễn biến thế nào đâu". Tôi trả lời: Tôi nghĩ trong môi trường làm việc như thế, chúng ta sẽ không thể nào mất đi sự kiểm soát được. Hơn một trăm năm nay, công ty General Electric đã thiết lập ra rất nhiều các chuẩn mực để đánh giá các sự vật, sự việc. Các chuẩn mực đó từ lâu đã ăn sâu vào máu mỗi người chúng ta. Anh thử nghĩ xem chúng ta có mất đi sự kiểm soát hay không?".
Một người lãnh đạo thực sự không nên để bản thân mình bận "tối mắt tối mũi", bởi họ biết giao việc cho người khác thay mình giải quyết. Jack Welch từng nói: "Tôi không biết dàn dựng một tiết mục trên truyền hình tiến hành các bước như thế nào, cũng chỉ biết sơ sơ về việc chế tạo một cái máy bay... nhưng tôi biết ai mới là ông chủ đích thực, thế là đủ".
Jack Welch ngưỡng mộ các lý luận về quản lý của Peter Drucker - người được xem là nhà quản trị quan trọng nhất thế kỷ XX. Theo cách nhìn của ông, Peter Drucker là "bậc thầy về nghệ thuật quản lý". Drucker cũng cho rằng Jack Welch sẽ trở thành mẫu hình cho các nhà lãnh đạo trong tương lai mà ông công nhận.
Jack Welch cho rằng: "Chúng ta sắp bước sang giai đoạn thứ ba rồi... nếu chúng ta chuyển từ việc tổ chức theo kiểu dùng các thủ thuật chỉ huy và khống chế để phân việc cho các bộ phận thành kiểu lấy thông tin làm cơ sở - một kiểu tổ chức bằng tri thức và có tính chuyên nghiệp cao".
Drucker cũng chỉ ra rằng, cơ cấu tài sản trong giai đoạn thứ ba hầu như sẽ là một bản giao hưởng kết hợp lại giữa dàn nhạc giao hưởng và những chuyên gia về tất cả các loại nhạc cụ, và chỉ có một nhạc trưởng duy nhất chỉ huy toàn bộ dàn nhạc giao hưởng ấy. Đó chính là thách thức của chúng ta với việc tổ chức và quản lý trong tương lai.
Trên thực tế, lúc đó Jack Welch đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty theo như giai đoạn thứ ba đã nói ở trên. Ông đã loại bỏ hệ thống chỉ huy và khống chế của toàn bộ các bộ phận của công ty, giảm đi các thủ tục quản lý. Việc ông làm trùng với quan điểm: "tổ chức lấy thông tin làm cơ sở" ở trên. Ông hi vọng làm thế sẽ khiến cho tất cả các giám đốc trong bộ máy đều là những người rất tự tin, có kỹ năng chuyên ngành và có năng lực đưa ra quyết sách. Đó cũng là một bộ máy "chuyên nghiệp và có tri thức" theo như quan điểm của Drucker.
Khi nhiều vị lãnh đạo các tổ chức khác luôn nhắc đến và tung hê nghệ thuật lãnh đạo thì bản thân ông đã đem áp dụng nó ngay vào thực tế. Ông đã bằng những hoạt động cụ thể tạo nên một viễn cảnh mới cho General Electric: đưa General Electric thành tổ chức có tính cạnh tranh cao nhất thế giới và sau đó tiếp tục bỏ ra hai mươi năm để đưa viễn cảnh đó thành hiện thực. Ông dồi dào năng lượng, niềm đam mê và đạt đến thành công. Ông cũng miệt mài tìm ra những nhà lãnh đạo có đầy đủ những tố chất như thế.
Jack Welch nói: "Tiếp thu từ mỗi cá nhân, hoan nghênh các ý tưởng của tất cả mọi người. Những gì tinh tuý nhất trong nghệ thuật lãnh đạo là từ ý tưởng của mỗi cá nhân để tạo nên một ý tưởng vĩ đại. Vì vậy chúng ta không được bỏ qua bất kỳ ai. Rất có thể trong một tập thể, người ít được biết đến nhất lại là người có ý tưởng hay nhất".