Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Người nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam: Mớ bòng bong!
25 | 02 | 2008
Quy định pháp luật về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam giống như một mớ bòng bong.
Thực chất như thế nào?
Ràng buộc...
Pháp luật quy định về việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam có một lịch sử khá “thăng trầm”. Cũng là vốn nước ngoài hết nhưng trong khi đầu tư trực tiếp được o bế (với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1987) thì ngược lại, cánh cửa đầu tư gián tiếp mở ra rất chậm.
Về mặt logic, lẽ ra đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn thành lập công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài thì đương nhiên họ cũng phải được quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp khác. Thế nhưng, thực tế lại không phải như vậy.
Một thời gian dài, giới đầu tư đã phải chờ đợi trong tình trạng “âm âm u u” vì thiếu hành lang pháp lý. Đến ngày 28/6/1999, tức sau đúng 12 năm mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ mới ký ban hành Quyết định số 145/QĐ-TTg chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng với tỷ lệ không vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Vì sao lại 30%? Đây là vấn đề thú vị liên quan đến một điều khoản trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987). Điều khoản này quy định: “Phần góp vốn của bên nước ngoài vào vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất, theo sự thỏa thuận của hai bên nhưng không dưới 30% tổng số vốn”.
Tỷ lệ mua cổ phần, do đó không thể cho phép vượt 30% vốn của doanh nghiệp vì nếu vượt thì doanh nghiệp này không còn là doanh nghiệp trong nước nữa mà đã trở thành xí nghiệp liên doanh được điều chỉnh theo một hệ thống chính sách và pháp luật hoàn toàn khác.
Riêng đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngày 10/6/1999 Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 139/QĐ-TTg cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phiếu nhưng với tỷ lệ thấp hơn, tối đa không quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty niêm yết.
Vì nhiều lý do cả hai văn bản trên đã không tạo nên sức hấp dẫn cần thiết để thu hút giới đầu tư. Vì vậy, ngày 11/3/2003, Chính phủ ban hành tiếp Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tuyên bố: khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, đồng thời huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam...
Điểm đáng chú ý ở đây là việc mở rộng loại doanh nghiệp được phép bán cổ phần, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ở từng thời kỳ.
Dù vậy, tỷ lệ cho phép mua phần vốn góp vẫn bị khống chế theo mức cũ, 30%. Trong khi đó, đối với công ty niêm yết, bằng Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ tỷ lệ mua cổ phiếu từ 20% được nâng lên mức ngang bằng 30%.
Nguồn: http://vneconomy.vn
Các Tin Khác
Người nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam: Mớ bòng bong!
25 | 02 | 2008
Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất: Doanh nghiệp lớn cũng lo lắng
23 | 02 | 2008
Xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
13 | 02 | 2008
90% doanh nghiệp VN tin tưởng kinh tế tăng trưởng mức cao hơn
01 | 02 | 2008
Doanh nghiệp đua tăng hàng theo sức mua ào ạt
31 | 01 | 2008
Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm gì về hồ sơ ĐKKD?
30 | 01 | 2008
Thêm 25 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào EU
28 | 01 | 2008
Doanh nghiệp cần biết: Lào giảm thuế nhập khẩu 90% trong số 10.690 mặt hàng
23 | 01 | 2008
Tên doanh nghiệp được viết bằng tiếng Việt và phải phát âm được
22 | 01 | 2008
Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Pháp
22 | 01 | 2008
Tin Liên Quan
Năm bước để bán doanh nghiệp với giá cao nhất
8/20/2008 12:00:00 AM
10 cách giảm nhẹ những rắc rối tài chính
9/12/2007 12:00:00 AM
10 cách giảm nhẹ những rắc rối tài chính
9/12/2007 12:00:00 AM
Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và bong bóng thị trường
9/12/2007 12:00:00 AM
Hệ thống tài chính: Những góc khuất
1/7/2008 12:00:00 AM
10 cách giảm nhẹ những rắc rối tài chính
10/17/2007 12:00:00 AM
Người nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam: Mớ bòng bong!
2/25/2008 12:00:00 AM
Hơn 9.000 NĐT đăng ký đấu giá CP Vietcombank
12/21/2007 12:00:00 AM
VN tăng 6 bậc trong xếp hạng kinh doanh toàn cầu
10/21/2008 12:00:00 AM
Để người lao động không “bán lúa non”
10/1/2007 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn