Theo ông Nguyễn Mạnh Hoàng-Giám đốc Sở Thương mại: để đạt được những chỉ tiêu này, trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường công tác thông tin dự báo tình hình, giá cả thị trường để doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh, Sở sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Đẩy mạnh XK những sản phẩm công nghiệp chủ lực thuộc nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả XK; hỗ trợ 6 doanh nghiệp đại diện cho các ngành hàng XK chủ lực và 2doanh nghiệp dịch vụ du lịch xây dựng và quản lý thương hiệu; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển dịch vụ bán hàng thu ngoại tệ tại chỗ; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thương vụ Việt Nam và các tổ chức XTTM tại nước ngoài để doanh nghiệp Hà Nội có thêm cơ hội ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, XNK …
Theo ông Nguyễn Cự Tẩm-Tổng giám đốc Tổng công ty Haprosimex: Trong thời gian tới, TP Hà Nội cần có thêm nhiều biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XK, nhất là vấn đề vốn. Thành phố cần có chính sách cho doanh nghiệp vay vốn từ các quỹ hỗ trợ XK, bình ổn giá… vớilãi suất thấp. Bà Vũ Thị Hậu-Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam ( đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Fivimart) cho rằng: TP cần sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển tổng thể ngành thương mại; tạo cơ chế để các doanh nghiệp bán lẻ tiếp cận với đất đai, nguồn vốn để mở rộng chuỗi bán lẻ theo quy hoạch. Cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện đăng ký kinh doanhcủa các doanh nghiệp bản lẻ để có chính sách phù hợp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đẩy nhanh tiến độ dẹp bỏ những khu chợ đã xuống cấp, từ đó định hướng cho người tiêu dùng làm quen với việc mua bán tại siêu thị, trung tâm thương mại. TP nên hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ về vốn trong những thời điểm nhậy cảm, sức mua tăng cao như dịp lễ tết hoặc trong thời điểmgiá cả bất ổn với những mặt hàng thiết yếu.
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác thương mại Hà Nội 2007 và triển khai công tác năm 2008 của ngành thương mại Hà Nội (ngày 12-3), PCT thường trực UBNDTP Hà Nội Phí Thái Bình đã chỉđạo: Trong năm 2008, ngành thương mại Hà Nộicần tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại ( chợ, TTTM, siêu thị, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung) tạo điều kiện cho công tác giải tỏa chợ tạm, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực văn minh thương mại Hà Nội. Tập trung xây dựng cơ chế-chính sách và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính để tạo môi trườngkinh doanh thuận lợi, lành mạnh cho người dân và doanh nghiệp để phát triển thị trường nội địa.
Để đạt mục tiêu XK tăng 25% so với 2007, ngành thương mại Thủ đôcần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Tăng cường thông tin, tiếp xúc với doanh nghiệp; đổi mới hoạt động XTTTM theo hướng để doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động XTTM, quan tâm cả XTTM trong và ngoài nước. Đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu, từ đó mang lại hiệu quả trực tiếp và thiết thực đối với doanh nghiệp.
Phó chủ tịch cũng lưu ý các doanh nghiệpcần tăng cường tính liên kết, chủ động xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển của mình, đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực để từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.