Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Hạn chế xuất khẩu để giảm lỗ!
18 | 03 | 2008
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, đồng USD sụt giá dữ dội đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp phải không ít khó khăn.
Không thể đạt kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu 2008
Tất cả các DN xuất khẩu đều cho rằng, hiện nay càng xuất khẩu càng lỗ, nên để giảm lỗ, chỉ có con đường duy nhất là giảm xuất khẩu.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều cho biết, hiện nay do lạm phát nên chi phí để chế biến hạt điều tăng 40%, lãi suất ngân hàng tăng 30 - 40% các chi phí dầu, điện… đều tăng, khiến mỗi lô hàng đã ký hợp đồng trước đây bị lỗ 15 đến 20%. Rồi khi DN đem đôla về, quy đổi ra tiền đồng lại tiếp tục lỗ 2,5 đến 2,7 triệu đồng cho mỗi tấn nhân điều nữa. Như vậy là DN xuất khẩu bị lỗ kép.
Tương tự, Phó Chủ tịch Hiệp hội cà phê Việt Nam cho biết, xuất khẩu cà phê hiện nay cứ thu về 1 triệu USD bị lỗ 300 đến 400 triệu đồng.
Hiện nay các DN ngành điều đã ký hợp đồng xuất khẩu 730 triệu USD. Ngành điều cũng như các ngành xuất khẩu khác đang rất lúng túng ở chỗ càng xuất khẩu thì càng lỗ, nhưng không thể không thực hiện, vì các hợp đồng đã ký.
“DN hiện nay đang uống liều thuốc độc để giải khát” - ông Nguyễn Trung Cang, vừa là Ủy viên HĐQT ngân hàng ACB vừa là giám đốc một DN, nói về thế tiến thoái lưỡng nan này.
Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu đưa ra các giải pháp, chung quy lại là thu hẹp xuất khẩu.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết Hiệp hội đã có văn bản chỉ đạo hội viên khi ngừng không ký tiếp hợp đồng XK gạo trong tháng 3 nữa. DN muốn ký các hợp đống tháng Tư phải đạt các tiêu chuẩn: phải có tồn kho ít nhất 50% số lượng gạo, hợp đồng ngắn hạn chỉ trong vòng 2 tháng, lấy tiền bằng đồng euro càng tốt…
Theo đánh giá của DN, chắc chắn năm 2008 không thể nào đạt được mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 25% như chỉ đạo của Chính phủ nếu không có giải pháp nào khắc phục.
Trông chờ vào Ngân hàng Nhà nước
Hiện nay DN xuất khẩu đang phải đối mặt với quá nhiều khó khăn ập đến cùng lúc: lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, lãi suất ngân hàng cao nhưng vẫn không có vốn để vay, đồng USD trượt giá khiến bị lỗ nhưng ngân hàng không mua.
Ông Nguyễn Trung Cang cho rằng với lãi suất lên tới 2%/tháng, chắc chắn sẽ phát sinh nợ quá hạn, đó là rủi ro cho ngân hàng. Ông kêu gọi ngân hàng hãy bắt tay với DN, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn: “Nếu DN chết rồi ngân hàng sống với ai?”.
Thế nhưng theo ông Nguyễn Giang Nam - Phó Tổng giám đốc ngân hàng Nam Việt (Navibank), thì ngân hàng cũng chẳng sung sướng khi cho vay với lãi suất cao. Với mức dự trữ bắt buộc 11%, có nghĩa vốn đầu vào của ngân hàng đã lên tới 13,3%, và đầu ra là lãi suất cuối kỳ 15%, không thể khác. “Biết là khó khăn cho DN đấy, nhưng chúng tôi cũng không được phép lựa chọn” - ông Nam chia sẻ.
Tuy nhiên, trước áp lực quá lớn về lãi suất, các DN vẫn đề nghị 4 vấn đề: Ngân hàng Nhà nước xem xét lại mức lãi suất, ưu tiên vốn cho DN xuất khẩu, cân đối lại tỷ giá đồng USD và mua USD cho doanh nghiệp.
“Ngân hàng Nhà nước là hậu cần cuối cùng mà cũng từ chối mua USD, thì DN biết dựa vào đâu, biết sử dụng đồng tiền gì?” - ông Nguyễn Trung Cang kêu gọi.
Các DN chấp nhận tỷ giá đồng tiền nội địa và USD thay đổi đó là sự hiển nhiên, song đề nghị ngân hàng là nơi quy định phải cho DN biết sớm hơn và dự báo dao động đến mức nào để DN chủ động.
Vẫn chưa kết luận được về giải pháp
Không như trước, bối cảnh biến động của nền kinh tế khiến những khó khăn của DN xuất khẩu đã vượt ra phạm vi giải quyết của Bộ Công thương, nên cuộc họp giao ban lần này nói như ông Huỳnh Ngọc Lân là chỉ để “lắng nghe, tập hợp ý kiến của DN và trình lại cho Ngân hàng”. Và Ngân hàng cũng chưa chắc đã tự giải quyết được mà phải trình Chính phủ xin ý kiến. Tuy nhiên theo gợi ý của các cơ quan quản lý, các DN cũng có thể giải quyết được một số vấn đề. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên gợi ý DN có thể đa dạng hóa quan hệ với các ngân hàng thương mại, đa dạng thị trường để đa dạng hóa đồng ngoại tệ, chấp nhận các đồng euro, đồng yên, mác, đôla Singapore… để giảm bớt áp lực và rủi ro khi sử dụng duy nhất một loại đồng USD. Hoặc DN cũng có thể sử dụng công cụ chống rủi ro như bảo hiểm xuất khẩu.
Bộ Công thương cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính mở rộng ưu tiên, dành cho DN xuất khẩu, từ việc trợ vốn, lãi suất đến việc mua USD và xác định tỷ giá hợp lý. Chẳng hạn như hiện nay BIDV đang cho vay với lãi suất 8,7% với hạn mức 5.000 tỷ, đối tượng được vay chủ yếu là hàng nông thủy sản. Ý kiến của Bộ Công thương là đề nghị Bộ Tài chính mở rộng cho các DN xuất khẩu đều được sử dụng nguồn này.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, ngân hàng vẫn có thể điều hành tỷ giá theo cung - cầu, nhưng ưu tiên xuất khẩu. Lãi ngân hàng cũng chỉ ở mức1,2%, nếu vượt mức này sẽ quá sức chịu đựng của DN.
Theo ông Phạm Chí Dũng -Vụ trưởng vụ Xuất nhập khẩu Bộ Tài chính, thị trường trường thế giới năm nay có nhiều yếu tố thuận lợi cho lĩnh vực xuất khẩu của DN Việt Nam. Các mặt hàng nông, lâm thủy sản, dầu thô là thế mạnh của Việt Nam không thiếu thị trường. Vì vậy, giải quyết được các vấn đề hiện tại, thì việc đạt được tăng trưởng xuất khẩu 25% không phải quá khó.
Nguồn: Vietnamnet
Các Tin Khác
Đầu tư thế nào là hợp lý?
24 | 09 | 2008
Bản tin thực phẩm tuần từ 21/04 - 26/04/08
24 | 04 | 2008
Tham tán Kinh tế-CH Ba Lan đánh giá cao việc phát hành hai báo cáo thường niên của Trung tâm Thông tin PTNT
25 | 03 | 2008
Dồn dập mở siêu thị
18 | 03 | 2008
“Nếu DN "chết" rồi ngân hàng "sống" với ai?”
17 | 03 | 2008
Chống lạm phát: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
17 | 03 | 2008
Bộ NN&PTNT kiến nghị ưu tiên mua ngoại tệ cho DN
17 | 03 | 2008
Khuyến cáo nông dân tiếp tục bán ra hồ tiêu
17 | 03 | 2008
Người “thắp lửa” cho Baseafood
17 | 03 | 2008
Belvedere Vodka – tinh tế trong mọi khía cạnh
17 | 03 | 2008
Tin Liên Quan
Điều rớt giá thê thảm
4/17/2009 12:00:00 AM
Giá cá tra giống giảm hơn một nửa trong 1 tháng
7/11/2011 12:00:00 AM
Đang tồn kho khoảng 30.000 tấn điều
1/13/2009 12:00:00 AM
Giá cá tra tiếp tục giảm mạnh
4/23/2012 12:00:00 AM
Sẽ điều chỉnh giá nhiều mặt hàng trọng yếu
9/21/2007 12:00:00 AM
Nhà nước hỗ trợ bằng cách nào?
3/19/2008 12:00:00 AM
Ngành điều đến lúc khó khăn!
7/7/2007 12:00:00 AM
Bộ NN&PTNT kiến nghị ưu tiên mua ngoại tệ cho DN
3/17/2008 12:00:00 AM
Chế biến, xuất khẩu hạt điều: Khát nguyên liệu !
7/23/2008 12:00:00 AM
Xuất khẩu điều cần sự hỗ trợ lớn của ngành ngân hàng
2/1/2013 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn