Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đảm bảo an ninh lương thực: Có gì trong tay?
16 | 05 | 2008
Theo TS. Đào Thế Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD), Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, trước nay VN không có hệ thống quan trắc về an ninh lương thực, vì vậy khi xảy ra tình trạng tăng giá gạo trong nước, nguyên nhân là do lưu thông chứ không phải do thiếu gạo. Bộ NN&PTNT không giải thích được, trong khi đó, Thái Lan vẫn tiếp tục xuất khẩu gạo mà vẫn giữ được giá trong nước.
“Khi xem xét toàn bộ các yếu tố mang tính quyết định đến an ninh lương thực, mới thấy Bộ NN&PTNT rất yếu, không có công cụ gì trong tay.

Tiêu thụ, lưu thông lúa gạo là do nông dân, DN quyết định. Đất nông nghiệp nằm trong tay Bộ TNMT. Người lao động, đào tạo nghề là vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ LĐTB&XH. Nhập khẩu phân bón thuộc quyền Bộ Công Thương.

Nhìn chung, tất cả các yếu tố rủi ro, suy giảm khối lượng lúa đều không nằm trong tay Bộ NN&PTNT. Khi đã không nằm trong tay Bộ thì Bộ không thể điều tiết hay quyết định được”, ông Thế Anh nói.

Để đảm bảo an ninh lương thực, cần nghiên cứu cơ chế hoạt động của ngành hàng lúa gạo, cụ thể là quan hệ giữa các tác nhân trong hệ thống sản xuất, thương mại. Trước nay Bộ NN&PTNT trông chờ DNNN điều tiết thị trường lúa gạo.

Nhưng DN có lợi ích riêng của họ, khi giá cao, họ đầu cơ để thu lời cao là chuyện bình thường. Còn DN làm công ích hay không và làm đến đâu lại là chuyện khác.

TIN LIÊN QUAN
Theo ông Thế Anh, đề xuất áp thuế xuất khẩu gạo trong thời điểm hiện nay là hợp lý, vì dự báo sắp tới các yếu tố làm giảm sản lượng lúa gạo nhiều hơn là yếu tố thuận lợi. Năm 1998, Chính phủ đã bỏ thuế xuất khẩu gạo để khuyến khích xuất khẩu, bây giờ vấn đề cần thiết lại là làm sao ổn định sản xuất, ổn định giá trong nước, đảm bảo an ninh lương thực.

Hiện tại thị trường đang tồn tại sự bất bình đẳng. DN bán gạo trong nước phải chịu thuế, còn DN xuất khẩu thì không. Vì vậy nếu hạn chế xuất khẩu gạo, DN xuất khẩu cũng không muốn bán trong nước.

“Thời điểm này có lẽ nên áp thuế xuất khẩu gạo để lấy tiền hỗ trợ nông dân sản xuất. Nếu không, có lẽ nông dân ĐBSCL sẽ rất nhiều người không làm lúa nữa”.

Hiện tại CASRAD đang phối hợp với một số tổ chức, mạng lưới nước ngoài có nhiều thông tin trao đổi về vấn đề an ninh lương thực nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này.


Liên hệ với người đăng tin này:
An Thu Hằng - anthuhang@agro.gov.vn


Nguồn: VietNamNet
Báo cáo phân tích thị trường