Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Qui chế quản lý nhập khẩu dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản thô và sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản của thị trường Hoa Kỳ
05 | 08 | 2008
“Nông sản thô” là bất kỳ thực phẩm nào ở dạng thô và tự nhiên, bao gồm hoa quả, rau, hạt, củ... chưa qua chế biến. Các thực phẩm dã được rửa, nhuộm phẩm màu, phủ sáp, hoặc đã được xử lý như thế nào đó ở dạng tự nhiên, chưa bóc vỏ, cũng được coi là chưa qua chế biến. Giới hạn cho phép (tolerance) các dư lượng thuốc trừ sâu đối với các sản phẩm cụ thể do Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) quy định, hủy bỏ hoặc thay đổi tuỳ theo khả năng có thể xác định các giới hạn này.
Dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản thô

“Nông sản thô” là bất kỳ thực phẩm nào ở dạng thô và tự nhiên, bao gồm hoa quả, rau, hạt, củ... chưa qua chế biến. Các thực phẩm dã được rửa, nhuộm phẩm màu, phủ sáp, hoặc đã được xử lý như thế nào đó ở dạng tự nhiên, chưa bóc vỏ, cũng được coi là chưa qua chế biến. Giới hạn cho phép (tolerance) các dư lượng thuốc trừ sâu đối với các sản phẩm cụ thể do Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) quy định, hủy bỏ hoặc thay đổi tuỳ theo khả năng có thể xác định các giới hạn này. Phần 408 của Luật FDCA liệt kê các giớii hạn đang hiện hành. Nông sản thô có dư lượng thuốc trừ sâu bị coi là vi phạm luật FDCA, trừ khi: (1) các hoá chất trừ sâu đã được loại trừ ra khỏi danh mục kiểm tra dư lượng; hoặc (2) dư lượng không vượt quá giới hạn cho phép đối với thực phẩm đó.

Thực phẩm chế biến có chứa bất kỳ dư lượng thuốc trừ sâu nào không được loại trừ hoặc chưa có giới hạn nào được quy định đều bị coi là hàng kém phẩm chất. Nếu đã có một giới hạn, dư lượng thuốc trừ sâu không bị coi là làm ảnh hưởng đến phẩm chất của sản phẩm ăn ngay được, nếu dư lượng này không vượt quá giới hạn cho phép đối với nông sản thô đó. Trong trường hợp nhập khẩu thực phẩm có thể còn dư lượng thuốc trừ sâu, người nhập khẩu cần liên hệ với Division of Regulatory Guidance của FDA về các giới hạn thuốc trừ sâu cho phép.

Sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản

FDA cho biết thông thường ở nhiều nước khác trong nuôi trồng thuỷ sản trừ những loại kháng sinh bị cấm còn các loại kháng sinh khác đều được phép sử dụng. Ngược lại, ở Hoa Kỳ trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng còn lại tất cả các loại kháng sinh khác đều bị cấm. Ở nước này, hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng. FDA còn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dược phẩm nào cung cấp và qui định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng của từng loại. Sáu loại kháng sinh đó là: Chorionic gonadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim.

Ngoài ra, FDA còn có một danh mục 18 thứ khác không phải kháng sinh hiên đang được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm: axít axêtic, calcium chloride, calcium oxide, carbon dioxide gas, fuller’s earth, tỏi (cả củ), papain, potassium chloride, povidone iodine, sodium bicarbonate, sodium chloride, sodium sulfite, thiamine hydrochloride, axít urea và tannic.

Trang web: http://www.fda.gov/cvm/default.html của FDA có đầy đủ thông tin về các loại thuốc kháng sinh và các thứ khác được phép sử dụng cũng như mục đích, điều kiện và liều lượng sử dụng trong nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản.

Ngoài những qui định mang tính pháp lý do nhà nước ban hành, còn có một số qui chuẩn tự nguyện do một số tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng đưa ra. Ví dụ, Liên minh nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu (Global Aquaculture Alliance – GAA) đã xây dựng Qui tắc thực hành trong nuôi tôm nhằm tăng cường trách nhiệm của người sản xuất đối với an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (thông tin về Qui tắc này có tại trang web: http://www.gaaliance.org.code.html) hay Marine Stewardship Council (MSC) đã đưa ra nguyên tắc và tiêu chuẩn đối với đánh bắt cá tự nhiên nhằm duy trì sự phát triển bền vững của nguồn thuỷ sản này. Một số tập đoàn bán lẻ thực phẩm như Wal-Mart hay Mc Donal.... đã bắt đầu áp dụng những qui tắc này trong nhập khẩu thuỷ sản; do vậy, mặc dù là qui chuẩn tự nguyện song do người nhập khẩu yêu cầu nên những qui chuẩn đó cũng coi như là bắt buộc.

 



Nguồn: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường