Cargill Mỹ là một thương hiệu Thức ăn chăn nuôi (TACN) thống lĩnh thị trường VN, đặc biệt là trong lĩnh vực TACN Thủy sản. Xin ông cho biết thêm một số thông tin chi tiết về sản phẩm và chiến lược kinh doanh của Cargill hiện nay?
Cargill cung cấp hầu hết các sản phẩm gồm TACN Gia súc (cho heo con, heo nái, heo thịt); TACN Gia cầm có sản phẩm cho gà giống, gà đẻ, gà thịt công nghiệp, gà thả vườn, đậm đặc cho gà, cho vịt, cho chim cút; TACN Thủy sản (cá giống, cá da trơn, cá có vảy) và TACN cho Tôm (tôm sú giống và tôm sú nuôi thâm canh). Chúng tôi có các Nhà máy sản xuất TACN ở Hưng Yên, Biên Hòa, Long An, Cần Thơ, Bình Định, và Nhà máy Thức ăn Thủy sản (TATS) tại Đồng Tháp.
|
Ông Lê Minh Mân - Giám đốc phụ trách Kinh doanh Thủy Sản, Công ty Cargill Việt Nam:
Tuy là lần đầu tiên có có cơ hội tiếp xúc và làm việc với nguồn thông tin của AGROINFO nhưng tôi nghĩ rằng hoạt động của các bạn khá tốt và cập nhật. Phương hướng mà AGROINFO đang triển khai là cách tiếp cận mới mẻ với một cơ quan thông tin của Chính phủ, các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường khằng định mình. Điều này sẽ giúp cho việc hoạch định các chính sách vĩ mô xác thực với tình hình thị trường đang thay đổi hàng ngày.
Về phía Cargill, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ với tinh thần hợp tác hết sức có thể, mà trước hết là hoạt động hỗ trợ dữ liệu giá cả. |
Một trong những chiến lược kinh doanh của Cargill VN là xây dựng hệ thống phân phối mạnh và phủ khắp toàn quốc. Chúng tôi luôn xem các nhà phân phối là những đối tác quan trọng trong công cuộc kinh doanh tại VN. Mối quan hệ đối tác giữa Cargill và các nhà phân phối luôn được củng cố và phát triển tốt đẹp dựa trên 4 giá trị căn bản mà Cargill áp dụng trên toàn cầu. Đó là Tính nhất quán, Sự tôn trọng lẫn nhau, Khát vọng thành công và Cam kết phục vụ.
Chính sách, hình thức, phương thức thu mua và dự trữ nguyên liệu của DN là gì, thưa ông?
Do nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỉ lệ cao và TATS là loại đòi hỏi nhiều chuẩn mực về chất lượng cũng như an toàn cho xuất khẩu, do vậy việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào là ưu tiên hàng đầu với công ty có quy mô hoạt động toàn cầu như Cargill, không những là chính sách mà đó là nguyên tắc hoạt động của chúng tôi. Do đó, các phương thức thu mua và tồn trữ nguyên liệu phải tuân theo các thông lệ quốc tế và yêu cầu thực tế kinh doanh của từng quốc gia, sự phát triển kinh doanh của từng ngành hàng cụ thể, theo đó mà thực hiện bán hàng trực tiếp hay vào các trang trại hay qua hệ thống đại lý phân phối một cách hợp lý.
Được biết, 2009 cũng là kỷ niệm 10 năm ngành Thủy sản Cargill tròn 10 tuổi. Ông có thể chia sẻ nhận định của mình về thực trạng ngành Thủy sản VN nói chung cũng như của Cargill nói riêng? Chính sách giảm thuế của Chính phủ trong thời gian qua tác động như thế nào đến tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty?
Hiện nay giá cá Tra nói riêng và các loài khác nói chung không thuận lợi lắm cho người nuôi trồng thuỷ sản. Việc chia sẻ với người nuôi trồng trong thời điềm khó khăn này không nằm ngoài chiến lược phát triển lâu dài của chúng tôi tại VN. Do vậy, việc giảm thuế của Chính phủ một phần hỗ trợ chúng tôi thực hiện được chiến lược này.
Ngành Thuỷ sản luôn chịu tác động bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là nguyên lý Cung và Cầu. Tuy nhiên, ngành Thuỷ sản VN vẫn có cơ hội làm chủ được sân chơi rất năng động và đầy cạnh tranh do có nhiều lợi thế như: Công nghệ tiên tiến, chi phí sản xuất thấp và năng suất nuôi rất cao. Riêng Cargill không ngừng theo đuổi mục tiêu chinh phục những đỉnh cao sản lượng mới qua việc đưa nhà máy chuyên chế biến TATS tại Sa Đéc, Đồng Tháp đi vào hoạt động từ tháng 05 năm 2009. Kịch bản ngành Thủy sản VN 2009 hứa hẹn giới nuôi trồng sẽ có một năm bội thu sau năm 2008 đầy khó khăn và trở ngại...
Còn với Cargill, 10 năm chưa phải là chặng đường dài nhưng cũng đủ để chúng tôi khẳng định vị trí dẫn đầu trong Ngành Dinh dưỡng vật nuôi nói chung cũng như ngành Thuỷ sản nói riêng tại VN. Một ví dụ rất điển hình như các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định luôn mang tính sáng tạo, chương trình dinh dưỡng như Thức ăn chuyên biệt dành riêng cho từng đối tượng nuôi là cách thức mà Cargill hỗ trợ cho giới nuôi trồng thuỷ sản VN bằng thế mạnh cũng như kinh nghiệm toàn cầu của mình.
Tình hình cá Tra và cá Basa trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu gặp phải nhiều khó khăn, biến động. Việc này có gây ảnh hưởng, khó khăn đến Cargill không và Doanh nghiệp điều tiết như thế nào?
Giá cá Tra đã không được tốt từ giữa năm 2008 và kéo dài đến giữa năm 2009. Điều này tác động không ít đến các DN sản xuất TATS. Tuy nhiên, Cargill là công ty dẫn đầu sản xuất TACN tại VN, vì vậy chiến lược ngắn hạn của chúng tôi là các ngành hàng khác sẽ hỗ trợ cho TATS. Chúng tôi lạc quan rằng ngành hàng này sẽ phục hồi nhanh chóng bằng việc đưa vào hoạt động nhà máy chuyên sản xuất TATS tháng 9 năm nay tại KCN Sa Đéc, Đồng Tháp.
So với cá của các nước khác, thịt cá Tra, Basa của VN dai hơn, trắng và thơm hơn nên thị phần xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Và nếu kết hợp được những đặc điểm đó với một quy trình nuôi sạch thì chắc chắn sản phẩm cá VN sẽ chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Ông Stoney Su – Tổng Giám đốc Cargill VN nhận định chất lượng thức ăn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng fillet và năng suất fillet. Thức ăn cho cá có chất lượng cao thì sản phẩm cá sẽ rất tốt và điều này có lợi cho người tiêu dùng. Vì vậy, hàng năm Cargill đều tổ chức nhiều chương trình hội nghị chuyển giao công nghệ chăn nuôi và thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân để nâng cao kiến thức cho họ qua đó nhằm tăng năng suất nuôi trồng, tạo ưu thế cạnh tranh cho ngành thủy sản VN trên thị trường thế giới.
Những năm qua, Cargill không chỉ liên tục mở rộng công suất sản xuất và cung cấp TATS chất lượng cao cho nông dân mà còn thường xuyên ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao hiệu quả cho nông dân. Về mặt kinh doanh, công ty sẽ là “cầu nối” hỗ trợ các DN chế biến thủy sản trong việc giới thiệu sản phẩm cá Tra và Basa của VN ra thị trường thế giới như: Cung cấp các thông tin về tiềm năng thị trường trong nước và nước nhập khẩu, các tiêu chuẩn quốc tế mà DN đã có cho các đối tác đóng vai trò “cầu nối” các nhà thu mua thủy sản lớn trên thế giới với VN…
Theo như ông nói thì có thể thấy Cargill duy trì mối quan hệ hết sức mật thiết và hiệu quả với người nuôi trồng thủy sản, giới DN. Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này không?
Các nhà nhập khẩu và chế biến thủy sản trên thế giới đều khẳng định về tiềm năng rộng lớn của ngành xuất khẩu thủy sản VN, nhưng vấn đề quan trọng đối với họ là VSATTP. Họ muốn mua sản phẩm của những nhà chế biến có uy tín được nuôi trồng từ những trại nuôi đạt các tiêu chuẩn quốc tế về VSATTP như HACCP.
Cargill áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất nhằm cung cấp cho khách hàng những giải pháp mới về dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản. Chúng tôi đã đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu của công ty là những kết quả nghiên cứu mới nhất phải được áp dụng ngay vào quy trình sản xuất TATS để mạng lại hiệu quả cao hơn cho khách hàng. Ví dụ, nếu khách hàng muốn sản phẩm cá của họ có tỷ lệ fillet cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn… thì đội ngũ nhân viên Cargill tại VN cũng như tại Mỹ sẽ cùng nghiên cứu và đưa ra các giải pháp dinh dưỡng mới hoặc hệ thống quản lý ao nuôi mới nhằm giúp khách hàng đạt được mục tiêu này.
|
Bà Devrry Boughner – Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Cargill Mỹ:
Những gì Cargill đã làm không chỉ mang lại lợi ích cho tập đoàn Cargill tại Mỹ mà còn mang lại lợi ích cho các công ty đối tác trên toàn cầu. Cargill hỗ trợ tất cả các đối tác của mình trong các tranh chấp về tự do thương mại.
Khi xuất khẩu sang một nước nào đó, Nhà xuất khẩu không những nên nghiên cứu kỹ cơ chế kinh tế mà còn cần tìm hiểu thể chế chính trị và chính sách thương mại của nước đó. Ví dụ xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ, các doanh nghiệp VN cần tìm hiểu rõ tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ loài cá đó cũng như các chính sách thương mại, chống bán phá giá của Mỹ thì sẽ dễ dàng ứng phó với những thay đổi ở thị trường này. |
TACN chất lượng cao là điều kiện cần chứ chưa đủ để giúp người nuôi đạt hiệu quả mong muốn, vì còn những yếu tố quan trọng khác như môi trường, chất lượng con giống, nguồn nước, quy trình cho ăn và dịch bệnh… Cũng vì vậy mà bên cạnh việc cung cấp thức ăn, các nhân viên của Cargill còn cung cấp cho người nuôi trồng những kiến thức và kỹ thuật quản lý liên quan. Cargill luôn cố gắng đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất để giúp người nuôi thủy sản giảm chi phí sản xuất, bởi vì nếu khách hàng không thành công thì công ty cũng không thể phát triển được.
Cargill nắm bắt tình hình nguồn cầu và tổ chức mạng lưới thông tin giá cả như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi luôn có những kế hoạch cụ thể ngắn hạn 1 năm và dài hạn 3-5 năm dựa trên tình hình thực tế nuôi trồng của nông dân nhằm xác định nhu cầu. Ngoài ra chúng tôi còn dựa trên các thông tin Cung nguyên liệu ngoại nhập để dự đoán nhu cầu thật sự trên thị trường và dự báo về các chính sách của Chính phủ cho ngành này. Thông tin giá cả thị trường được Cargill thu thập từ đội ngũ kinh doanh, hệ thống đại lý, chợ đầu mối, thương lái, nhà cung cấp và nhà máy chế biến trong chuỗi cung ứng của chúng tôi.Được biết, đầu năm 2009 ở VN đã có mặt Thức ăn cho Tôm (TACT) của Cargill. Vì sao mãi đến bây giờ Cargill mới chính thức tham gia thị trường này, trong khi Cargill đã hiện diện tại Việt Nam trên 10 năm qua?
Câu hỏi của bạn thật sự thú vị đấy (cười)! Cargill đã có những bước đi tiền trạm nhằm thâm nhập thị trường TACT dưới thương hiệu Cargill tại Việt Nam, với lực lượng đội ngũ nhân viên hùng hậu vừa được thiết lập để phát triển Ngành hàng hứa hẹn này. Cargill tham gia thị trường TACT tại VN nhằm thể hiện cam kết “Hỗ trợ Ngành Thủy sản VN phát triển”. Chúng tôi tin chắc 2009 sẽ là năm Cargill khẳng định vị thế của mình tại thị trường TACT tại Việt Nam.
Cargill huấn luyện nhân viên rằng: “Không có ưu thế thì đừng cạnh tranh!”, và đây là thời điểm thích hợp nhất để Cargill khẳng định ưu thế đó!
Là “Kẻ đến sau” trong ngành TATS cho Tôm tại thị trường VN, ông sẽ có những chiến lược và chiến thuật gì để thực hiện tham vọng đưa Cargill lên vị trí đầu bảng?
Một sản phẩm tốt không thể đến với người tiêu dùng nếu không được “phân phối” tốt. Do đó “Chiến lược phân phối” sẽ được Cargill ứng dụng để khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong phân khúc TACT.
Cargill đã chuẩn bị rất nhiều kế hoạch sẽ được triển khai trong năm 2009, ví dụ như đa dạng hoá sản phẩm cho nhiều loài nuôi trồng khác nhau bằng các sản phẩm thức ăn chuyên biệt. Cargill sẽ tiếp tục chuyển giao công nghệ cho Ngành Thuỷ sản VN trong năm 2009, qua loại thức ăn cho cá - “Thức ăn Tăng cường sức kháng bệnh - Giai đoạn Đáp ứng” mà Cargill đã nợ giới nuôi trồng thuỷ sản trong 3 năm qua! Đây là loại thức ăn có thể dùng để trị bệnh gan thận mủ trên cá Tra và bệnh viêm xuất huyết trên cá Rô phi. Cargill và Shering Plough phối hợp thực nghiệm đưa đến kết quả rất thành công.
Ông đánh giá như thế nào về các hoạt động thông tin, hỗ trợ của AGROINFO và các kiến nghị từ phía DN?
Thật sự đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội tiếp xúc và làm việc với nguồn thông tin của AGROINFO. Các thông tin AGROINFO cung cấp về xuất khẩu thuỷ sản nói chung là tốt và cập nhật. Tuy nhiên, thông tin về chi phí sản xuất chỉ dựa trên tương quan giá của bánh đậu nành là chưa hợp lý. Vì thường thì bánh đậu nành chỉ sử dụng từ 25-30% trong công thức chế biến TATS mà thôi. Vẫn còn đến 70% nguyên liệu khác xuất phát từ nguyên liệu nội địa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành TATS.
Mặt khác, các bạn nên dành thời gian phân tích chuỗi giá trị nhằm tìm ra lợi nhuận trong chuỗi giá trị đang nằm ở nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất thức ăn, người nuôi cá hay các dịch vụ khác nhằm đưa ra các khuyến cáo cập nhật, kịp thời hơn.
AGROINFO đang tiến hành triển khai một hệ thống cơ sở dữ liệu về giá cả tại các địa phương trong cả nước. Xin ông cho biết những đánh giá của mình về vấn đề này và các kiến nghị của DN đối với nhu cầu hỗ trợ thông tin?
Tuy là lần đầu tiên có có cơ hội tiếp xúc và làm việc với nguồn thông tin của AGROINFO nhưng tôi nghĩ rằng hoạt động của các bạn khá tốt và cập nhật. Phương hướng mà AGROINFO đang triển khai là cách tiếp cận mới mẻ với một cơ quan thông tin của Chính phủ, các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường khằng định mình. Điều này sẽ giúp cho việc hoạch định các chính sách vĩ mô xác thực với tình hình thị trường đang thay đổi hàng ngày. Về phía Cargill, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ với tinh thần hợp tác hết sức có thể, mà trước hết là hoạt động hỗ trợ dữ liệu giá cả.
AGROINFO sẽ đẩy mạnh việc xúc tiến chương trình cập nhật giá cả, thực hiện tiếp cận thực tế ngay từ khâu sản xuất để nắm bắt và thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất về những tình hình, biến động, nhu cầu… thị trường. Điều này không nằm ngoài mục đích là chung tay đồng hành cùng cộng đồng DN các ngành hàng nông sản VN vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững.
Để trở thành nhịp cầu kết nối thiết thực giữa nghiên cứu với thực tiễn, mở ra những nhìn nhận và tư duy mới mẻ, chúng tôi rất cần sự tham gia - ủng hộ, góp ý - chia sẻ, hỗ trợ - cộng tác trên mọi lĩnh vực từ phía các DN như Cargill nói riêng và DN các ngành hàng nông sản VN nói chung. Xin trân trọng cảm ơn ông Lê Minh Mân về cuộc trao đổi thẳng thắn này!
----------------------------------------------
(*): Trong Phỏng vấn có sử dụng tư liệu của Bộ phận Báo chí Công ty CARGILL. Xin trân trọng cảm ơn CARGILL đã hợp tác nhiệt tình để chúng tôi hoàn thành bài viết này!