Giá chè Băng la đét tăng do nhu cầu tiêu thụ mạnh
20 | 09 | 2007
Kết thúc phiên đấu giá tuần này, giá trung bình các loại chè của Bănglađét đã tăng 1,71% tương đương 1,71 taka so với phiên giao dịch trước, đưa giá chè lên mức 80,71 taka/kg (1,17 USD/kg). ^Tuần này giá trung bình tăng nhờ giá các loại chè chất lượng cao tăng mạnh do nhu cầu lớn, nhưng hầu hết các loại chè chất lượng thấp lại giảm giá.
Doanh nghiệp làm “xiếc” với luật!
20 | 09 | 2007
Gần đây, tỉnh Hà Nam đã tập trung rà soát, thẩm định lại các dự án nhằm lựa chọn các đối tác, DN có năng lực toàn diện đến đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Qua đó cho thấy nhiều DN có biểu hiện làm “xiếc” với luật, cơ quan chức năng phát hiện 43 DN ngoài quốc doanh không có địa chỉ trụ sở rõ ràng, trong đó có 12 DN giải thể và ngừng hoạt động, 19 DN thay đổi trụ sở văn phòng.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 1,5 tỷ USD
20 | 09 | 2007
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 1,5 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2006.
Các tỉnh Tây Nguyên phát triển cây hồ tiêu còn thiếu tính bền vững
20 | 09 | 2007
Đến nay, các hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã tăng diện tích cây hồ tiêu lên trên 15.347 ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào kinh doanh, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt. Như vậy, tuy mới phát triển cây hồ tiêu trong vòng 15 năm trở lại đây nhưng các tỉnh Tây Nguyên đã nhanh chóng trở thành vùng sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai trong cả nước sau các tỉnh miền Đông Nam bộ, trong đó, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông là những địa phương có nhiều diện tích cây hồ tiêu nhất ở khu vực Tây Nguyên.
Thức ăn chăn nuôi ”made in Vietnam”: Cung tăng vẫn không đủ cầu
20 | 09 | 2007
Trong điều kiện ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với dịch bệnh, đầu ra, thì ngành sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cũng đang mắc phải nhiều khó khăn, thách thức. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) của nước ta có tốc độ phát triển khá nhanh nhưng giá luôn cao hơn 10-15% so với các nước trong khu vực nên tính cạnh tranh không cao. Bên cạnh đó, sản xuất không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm phải nhập khẩu khoảng 20-30% về khối lượng, chiếm tới 45% tổng giá trị nguyên liệu sản xuất TACN. Tăng cường năng lực cho ngành sản xuất TACN sẽ làm tăng khả năng sản xuất trong nước đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và ổn định giá cả góp phần phát triển nhanh chóng ngành chăn nuôi ở Việt nam.