Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cơn khủng hoảng và câu chuyện về hai chính sách tiền tệ
10 | 09 | 2008
Cơn khủng hoảng kinh tế ở VN tuy đã lắng xuống nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn cao. Những bài học về chính sách tiền tệ đối phó với cơn khủng hoảng của ECB và FR rất có thể cũng hữu ích với tình hình tài chính của VN hiện nay
Ngân hàng trung tâm châu Âu (The European Central Bank - ECB) và Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve - FR) đang cùng phải đối mặt với các vấn đề tương tự, nhưng họ lại theo đuổi những chính sách khác nhau.

Ngân hàng trung tâm thì tăng các lãi suất trong khi Cục Dự trữ Liên bang lại cắt giảm chúng. Lãi suất ngắn ngày của quỹ liên bang là 2% trong khi của Ngân hàng là 4,25%. Vậy ngân hàng nào đang đi đúng hướng? Hay có thể cả hai?

Lạm phát là một vấn đề nghiêm trọng ở cả khu vực châu Âu và Mỹ, với tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng đầu suốt 12 tháng qua là 4% ở khu vực châu Âu và 5% ở Mỹ. Cả hai nền kinh tế hiện đang đối mặt với hoạt động kinh tế xuống dốc, đó là việc giảm sút và sản xuất công nghiệp thấp kém.

Mức tăng mạnh mẽ của giá cả năng lượng và thực phẩm suốt 12 tháng qua đương nhiên sẽ cuốn theo sự tăng giá của các sản phẩm khác tại Mỹ và châu Âu. Thách thức đầu tiên đối với cả hai ngân hàng là làm sao hạn chế cú sốc lạm phát này trôi qua 1 lần, tránh việc tăng lương sẽ xảy ra nếu các chủ lao động cố gắng bù đắp mức hao hụt của thu nhập thực tế.

Đó là kiểu lạm phát theo hình xoắn ốc lương - giá đã từng đẩy tỷ lệ lạm phát của những năm 70 lên mức 2 con số. Để tránh sự lặp lại này, cần thuyết phục quần chúng rằng mức lạm phát cao của hôm nay sẽ sớm giảm xuống.

Mặc dù những vấn đề tương tự mà hai ngân hàng đã đối mặt, vẫn có những khác nhau quan trọng để biện minh cho những chiến lược riêng biệt của cả hai.

Sự đối lập giữa việc ngân hàng trung tâm ủy nhiệm để đạt được sự ổn định giá cả còn Liên bang thì “ủy nhiệm kép” (dual mandate) nhằm cân bằng các mục tiêu ổn định giá cả và việc làm, điều này không chỉ là sự ngẫu nhiên của lịch sử lập pháp mà phản ánh những khác nhau cơ bản giữa hai nền kinh tế.

Những khác biệt này gây thêm khó khăn cho việc chế ngự những kỳ vọng lạm phát ở châu Âu, do đó khiến cho ngân hàng trung tâm phải có chính sách cứng rắn hơn.

Vai trò của các nghiệp đoàn là sự khác biệt quan trọng nhất. Chỉ 7,5% những người lao động trong các đơn vị tư nhân là các thành viên nghiệp đoàn và họ tập trung ở những ngành như ô tô, hàng không, xây dựng và các ngành công nghiệp đình trệ khác.

Ngược lại, có hơn 25% người lao động ở châu Âu là các thành viên của nghiệp đoàn và tại 1 số nước châu Âu, mức lương được thiết lập trong các hợp đồng của nghiệp đoàn tự động được gia tăng cho các công ty khác trong cùng một ngành công nghiệp.

Cũng vì quyền lực này của nghiệp đoàn mà Ngân hàng trung tâm buộc phải thuyết phục các thành viên nghiệp đoàn và các lãnh đạo của họ rằng cần phải kéo lạm phát xuống tới mức mục tiêu dưới 2%.

Lập trường cứng rắn của Ngân hàng trung tâm và sự chú trọng đặc biệt vào ổn định giá cả là yếu tố quyết định để thay đổi những kỳ vọng lạm phát và thuyết phục các nghiệp đoàn chấp nhận sự tăng giá của thực phẩm và năng lượng mà không tạo áp lực vào việc tăng lương bù đắp hao hụt.

Trái lại, Cục Dự trữ Liên bang không có những lo lắng tương tự về quyền lực của nghiệp đoàn và lợi thế tập thể. Việc thiết lập mức lương bị phân quyền và các hợp đồng lương không có những mối liên hệ thông thường với những hậu quả của cơn lạm phát đã tăng cường cho cơn lạm phát theo hình xoáy trôn ốc lương - giá của những năm 70.

Những khác nhau trong lịch sử lạm phát cũng ảnh hưởng tới các chính sách thích hợp ngày nay của Ngân hàng trung tâm và Cục Dự trữ liên bang. Mặc dù người Mỹ nhớ cuộc lạm phát 2 con số vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, nhưng họ cũng không có kinh nghiệm tương tự như những cuộc lạm phát phi mã ở Đức và các nước châu Âu diễn ra trước kia.

Ngân hàng trung tâm theo đuổi một chính sách mục tiêu lạm phát cứng rắn để thuyết phục người châu Âu rằng thậm chí không có chút khả năng nhỏ nào quay trở lại những tình huống đó.

Cuối cùng, Ngân hàng trung tâm nhận ra họ vẫn còn là một tổ chức rất trẻ và cần phải chứng minh với cộng đồng châu Âu rằng họ sẽ theo đuổi truyền thống chống lạm phát thành công của ngân hàng Bundesbank, Đức.

Nhưng một thành tích tương đối tốt cách đây một thập kỷ không còn là bài học xác thực cho tương lai nữa. Ngân hàng trung tâm hiện giờ đang đối mặt với thách thức đầu tiên là lạm phát nhập khẩu cao, đồng thời việc mở rộng số hội viên của hiệp hội tiền tệ châu Âu đang mang đến những đại diện biểu quyết mới cho Ngân hàng trung tâm, những người mà quan điểm của họ vẫn cần phải được thẩm định.

Quyền lực của các hiệp hội ở châu Âu, lịch sử của cuộc lạm phát phi mã và nhu cầu phát triển sự tín nhiệm đối với một tổ chức non trẻ, tất cả biện minh cho lập trường vững vàng của Ngân hàng trung tâm.

Vì Cục Dự trữ liên bang không có những vấn đề này nhưng lại đối mặt với một sự suy thoái tiềm năng rất nghiêm trọng nên họ đã chuẩn bị để mạo hiểm rằng điểm yếu trong việc làm và sự suy giảm chung trong hoạt động kinh tế của Mỹ sẽ ngăn chặn cơn lạm phát theo hình xoáy trôn ốc lương - giá mà không cần tăng cao hơn tỷ lệ lãi suất nữa.

Nếu giá lương thực và năng lượng vẫn duy trì ở mức như ngày nay và chí phí cho tiền lương không tăng, thì lạm phát chỉ số giá tiêu dùng chung cũng sẽ giảm trong năm tới xuống mức thường niên là dưới 3%. Chiến lược lãi suất hiện tại của Dự trữ liên bang có ý nghĩa nhưng sẽ là quá rủi ro đối với Ngân hàng trung tâm.

- Bài bình luận của Martin Feldstein, Giáo sư kinh tế của trường Đại học Harvard -



Nguồn: www.tuanvietnam.net
Báo cáo phân tích thị trường