Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhật Bản thắt chặt các quy định về nhập khẩu gạo
13 | 09 | 2008
Nhật Bản đã thắt chặt các quy định về nhập khẩu gạo, sau khi xảy ra vụ bê bối liên quan đến việc một lượng gạo nhiễm bẩn sử dụng cho công nghiệp đã được bán để làm lương thực và đồ uống có cồn. Đây là vụ mới nhất trong một loạt vụ bê bối thực phẩm ở Nhật Bản trong những năm gần đây, từ đồ ngọt truyền thống đến các sản phẩm sữa, khiến người tiêu dùng nước này mất lòng tin vào các công ty Nhật Bản.
Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Nhật Bản ngày 10/9 cho hay, ba công ty nhỏ của Nhật Bản là Mikasa Foods, Ohta Industry và Asai Ltd sau khi mua gạo nhiễm bẩn giá rẻ từ chính phủ đã bán chúng như là "gạo ngon" với giá cao.

Nhật Bản - quốc gia đã tự túc được gạo - hiện mua 770.000 tấn gạo mỗi năm từ thị trường nước ngoài theo các thỏa thuận thương mại quốc tế, song cũng kiểm soát rất chặt chẽ hoạt động này thông qua các cơ quan của chính phủ.

Các quy định mới nói trên có nghĩa là bất cứ lô gạo nào không được sử dụng làm lương thực tại các cảng của Nhật Bản đều phải quay trở lại nơi nó xuất phát.

Trước đó, các nhà giao dịch gạo phải lựa chọn hoặc bán gạo nhiễm bẩn để sử dụng cho công nghiệp, như sản xuất keo dán, phân bón hay thức ăn gia súc, hoặc tiêu hủy chúng tại Nhật Bản. Nhưng ông Kajishima, giám đốc phụ trách bộ phận buôn bán ngũ cốc thuộc Bộ Thương mại Nhật Bản, nói rằng lựa chọn duy nhất hiện nay là vận chuyển chúng trở lại nơi xuất phát.

Theo Bộ Thương mại Nhật Bản, một số lượng gạo nhất định liên đến vụ việc trên đã được bán cho một vài nhà sản xuất đồ uống có cồn và các hãng sản xuất bánh. Một khối lượng gạo - được chính phủ tích trữ trong thời gian 2 năm - đã bị nhiễm các loại sâu mệnh và bị mốc.

Bộ Thương mại Nhật Bản đã tiến hành điều tra đối với 19 công ty bán gạo ngoại sử dụng cho công nghiệp và phát hiện ra rằng có ít nhất 3 hãng đã vi phạm khi bán chúng bán chúng cho những công ty khác. Công ty Mikasa Foods đã công khai xin lỗi vì liên dính líu vụ bê bối, trong khi Bộ Thương mại ngày 10/9 đã nêu danh tính hai công ty khác là Ohta Industry và Asai Ltd.





Nguồn: tinthuongmai.vn
Báo cáo phân tích thị trường