Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần quan tâm đến nguồn gốc nguyên liệu
20 | 10 | 2008
Hiện nay ngành sản xuất chế biến gỗ Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ, thị trường xuất khẩu là các thị trường lớn như Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ và Đông Á. Tuy nhiên, đây cũng là những khu vực đang triển khai nhiều biện pháp sàng lọc nguồn gỗ nguyên liệu bất hợp pháp, do đó DN của Việt Nam cần cập nhật và nắm bắt rõ các quy định của từng nước để có những hồ sơ liên quan về nguồn gốc nguyên liệu kèm theo các sản phẩm của mình.
Theo cục chế biến, thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2007, xuất khẩu gỗ Việt Nam đạt kim ngạch 2,4 tỷ USD, đứng thứ 5 trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.

Sản phẩm gỗ của nước ta đã đi đến 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay cả nước có khoảng 2.000 DN chế biến gỗ, thu hút 250 nghìn lao động và 450 DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ. Cơ quan này cũng dự báo năm 2008, xuất khẩu gỗ cả nước sẽ đạt 3 tỷ USD và ngành này đặt mục tiêu đạt 3,4 tỷ USD vào năm 2010, vượt qua Thái Lan và Indonêsia để trở thành quốc gia xuất khẩu gỗ đứng thứ 4 thế giới. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam là sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu NK, chiếm đến 80% nguồn gỗ nguyên liệu cả nước. Theo ông Hugh Speechly- Cục phát trỉên quốc tế Anh, đây thực sự là một thử thách rất lớn với DN Việt Nam khi mà mối lo ngại về tình trạng mất rừng- đặc biệt là rừng nhiệt đới đã buộc nhiều quốc gia cung cấp nguyên liệu gỗ chính trên thế giới thắt chặt hơn việc khai thác. Ngoài ra, các nước thuộc EU, Bắc Mỹ, Đông Á cũng đang đưa ra các chính sách mua sản phẩm gỗ theo tính bền vững.

Chính vì vậy, hiện nay EU đang đưa ra kế hoạch hành động thực thi mạnh mẽ “Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại gỗ-FLFGT) nhằm đối phó với vấn nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và hoạt động buôn bán các sản phẩm liên quan.Việc này được xây dựng thông qua hàng loạt các “Hiệp định đối tác tình nguyện” giữa EU và các quốc gia sản xuất gỗ chủ yếu. Ngoài ra, EU cũng sẽ hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ về tài chính, kỹ thuật và tư vấn...Đây là cơ hội để các DN sản xuất XK gỗ trong nước tiếp cận với các quy định này một cách thuận lợi.





Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam
Báo cáo phân tích thị trường