Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành hồ tiêu Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế
08 | 01 | 2009
Mặc dù cây hồ tiêu được trồng ở nước ta vào cuối thế kỷ 19 nhưng phải đến cuối thế kỷ 20 ngành Hồ tiêu mới hình thành rõ nét và đến đầu thế kỷ 21 bắt đầu hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế. Hơn 150 năm qua, cây hồ tiêu Việt Nam trải qua những bước thăng trầm, nhưng trong hơn hai mươi năm Việt Nam đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đã tạo bước đột phá cho ngành hồ tiêu phát triển vượt bậc cả về tốc độ, quy mô sản xuất, năng suất, sản lượng, số và chất lượng sản phẩm xuất khẩu, cả về tổ chức sản xuất, lưu thông phân phối, xúc tiến thương mại hòa nhập giao thương kinh tế quốc tế. Do vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dày kinh nghiệm, đã tạo tiềm năng, lợi thế cho ngành hồ tiêu phát triển.

Về sản xuất và xuất khẩu:

Do vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dày kinh nghiệm, đã tạo tiềm năng, lợi thế cho ngành hồ tiêu phát triển. Đến nay cây Hồ tiêu đã trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau từ Quảng trị đến Kiên Giang, nhưng tập trung trọng điểm ở 6 tỉnh:

Kết quả sản xuất hồ tiêu niên vụ 2007 - 2008 - 6 tỉnh trọng điểm
Tỉnh
D T trồng
D T thu
N. Suất
S. Lượng
(ha)
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
Bình Phước
10.176
8.616
24,4
21.023
Gia Lai
3.800
3.720
35.0
13.020
Đắc Nông
6.853
6.201
20.4
12.670
Đồng Nai
7.712
5.979
20,5
12.299
Bà Rịa- Vũng Tàu
7.518
6.387
13,8
8.795
Đắc Lắc
4.346
3.650
17,4
6.716
Cộng
40.405
34.550
21,5
74.523
Nguồn : Sở Nông nghiệp & PTNT

Các tỉnh trồng tiêu trọng điểm chiếm tới 80% về diện tích và 75 % về sản lượng tiêu cả nước. Điều này có lợi thế đặc biệt về vùng nguyên liệu tập trung cho chỉ đạo sản xuất lớn, chuyên môn hóa, phát triển cơ sở hạ tầng cho thu mua, chế biến, tạo chân hàng tại vùng nguyên liẹu, giảm chi phí cho xuất khẩu. Một số vùng ở Tây Nguyên có nhiều hộ canh tác: 5 - 7 ha tiêu. Năng suất nhiều hộ đạt 4 - 5 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt 15 tấn /ha/vụ. Hai năm qua do giá hồ tiêu đạt mức cao, người trồng tiêu thu lãi từ 50-70% so/ chi phí sản xuất xuất/vụ. Đã có hàng 100 hộ nông dân là tỷ phú nhờ trồng tiêu.

Điểm lại thời kỳ trước 1975, diện tích tiêu cả nước chỉ có khoảng 100 ha, trồng chủ yếu ở Quảng Trị, Bà Rịa và đảo Phú Quốc. Sản lượng chỉ đạt gần 100 tấn/năm.

Thời kỳ 1976-1986, sau mười năm diện tích chưa vượt quá 4.000 ha và sản lượng mới chỉ đạt: 3.600 tấn, sản phẩm chỉ để tiêu thụ trong nước. Đến năm 1990 diện tích đạt: 9.200 ha, sản lượng đạt: 8.600 tấn và bắt đầu có xuất khẩu, đạt: 9.000 tấn.

Thời kỳ 1991-2000, hồ tiêu Việt Nam liên tục phát triển cả về diện tích, sản lượng và số lượng xuất khẩu, năm sau cao hơn năm trước: Năm 1991 diện tích đạt: 8.900 ha, sản lượng: 9.000 tấn và xuất khẩu: 16.300 tấn; Theo đó đến năm 2000 đạt: 27.900 ha, 39.200 tấn và 36.400 tấn. Diện tích tăng bình quân: 1.900 ha/năm (31,3%), sản lượng tăng: 3.030 tấn/năm (44%), xuất khẩu tăng: 2.740 tấn/năm (22,3 %).Về giá trị ngoại tệ xuất khẩu: Năm 1995-1997 đạt bình quân: 51,17 triệu USD/năm, đơn giá: 2.244 USD/tấn tiêu đen/FOB. Theo đó năm 1998- 2000 đạt: 130,73 triệu USD/năm và 4.236,7USD/tấn.

Thời kỳ 2001 đến nay, đặc biệt giai đoạn 2001-2006 hồ tiêu Việt Nam tăng đột biến cả diện tích, sản lượng và số lượng xuất khẩu (do 3 năm trước đó giá tăng nên bà con nông dân gia tăng trồng mới). Năm 2001 diện tích đạt: 31.600 ha, Sản lượng: 44.400 tấn, xuất khẩu: 56.500 tấn; Năm 2006 diện tích lên 50.000 ha (khá ổn định cho đến nay do diện tích chết được trồng dặm và trồng mới), bình quân tăng 2.300 ha/năm (19,8 %). Sản lượng 3 năm 2006 - 2007- 2008 bình quân đạt: 90.000 tấn/năm, tăng bình quân: 6.200 tấn/năm (35%). Số lượng xuất khẩu tăng bình quân 10.028 tấn/năm (34,4%/năm). Về trị gía xuất khẩu năm 2001-2005 bình quân chỉ 111,9 triệu USD/năm (do giá giảm mạnh), bình quân chỉ còn 1.346 USD/tấn. Từ cuối năm 2006 đến nay giá tiêu được phục hồi, giá bình quân đạt: 3.300 USD/tấn nên năm 2007 xuất khẩu chỉ đạt 82.000 tấn nhưng trị giá đạt: 286 triệu USD, đạt mức cao nhất so các năm trước đó. Năm 2008 dự ước xuất khẩu khoảng 80.000 tấn, nhưng trị giá có thể đạt khoảng 290 triệu USD, đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.

Suốt 8 năm từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn luôn chiếm ngôi số 1 thế giới về số lượng xuất khẩu hồ tiêu, bình quân 70.600 tấn/năm (chiếm 31,2% thị phần thế giới. Và suốt từ năm 2003 đến nay, sản lượng trồng hồ tiêu Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới, bình quân khoảng 77.500 tấn/năm (thống kê chưa đầy đủ) chiếm gần 30 % sản lượng tiêu toàn cầu. (Riêng năm 2005 và 2006 xuất khẩu chiếm 46% thị phần, năm 2006, 2007 và 2008 mỗi năm sản lượng chiếm trên 35 % Hồ tiêu thế giới) .

Với hàng trăm thương lái, đại lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khắp các vùng miền đã thu gom, chế biến, cung ứng hạt tiêu cho gần 100 doanh nghiệp đủ loại thành phần trong và ngoài nước, tham gia xuất khẩu trực tiếp tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tạo nên hệ thống kênh lưu thông và các dịch vụ rộng khắp, bình đẳng, sôi động chưa từng có từ trước tới nay phục vụ cho xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu.

Về Chất lượng:

Chất lượng hạt tiêu Việt Nam đến nay đã bảo đảm thỏa mãn nhu cầu cho mọi khách hàng nhập khẩu. Việt Nam đã có hơn 10 nhà máy chế biến hạt tiêu đạt tiêu chuẩn thị trường Mỹ (ASTA), tiêu chuẩn thị trường Châu Âu (ESA). Lượng tiêu trắng chiếm 15% thị phần xuất khẩu hàng năm, tiêu nghiền bột, tiêu đóng gói hút chân không, tiêu đỏ, tiêu xanh ngâm dấm… sản phẩm bắt đầu đa dạng hóa.

Sau 5 năm nghiên cứu, đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại cho vùng trồng tiêu trọng điểm tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, lần đầu tiên hồ tiêu Việt Nam đã có thương hiệu: “Hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Việt Nam”, nhờ ưu thế về chất lượng, thương hiệu hồ tiêu Chư Sê đã gây được tiếng vang ở thương trường trong nước và quốc tế.

Vai trò, vị thế của hiệp hội:

Năm 2001 số lượng Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu đã vượt lên dúng đầu thế giới (chiếm 28 % thị phần toàn cầu), thời cơ đã đến, theo đề xuất của các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu hồ tiêu, được sự ủng hộ của các Bộ, Ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Nộ vụ, Bộ Công thương, tháng 2/2001, Chính phủ đã cho phép thành lập Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA). Hiệp hội đã tổ chức thành công 3 lần đại hội, bầu ra Ban chấp hành cho mỗi nhiệm kỳ gồm những ủy viên đại diện cho các thành phần: Nông dân, doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học. Ban chấp hành là trung tâm đoàn kết, tâm huyết, hoạt động với phương châm: “ Vì lợi ích chung, xây dựng ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững”, đã thu hút được đông đảo lực lượng. Ban đầu chỉ có 34 hội viên, đến nay đã có gần 80 hội viên, gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động kinh doanh hồ tiêu tại Việt nam, một số nhà khoa học ở các Viện, Trường, nhà quản lý ở trung ương và địa phương, nhà băng. Với hàng trăm thương lái, đại lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khắp các vùng miền đã thu gom, chế biến, cung ứng hạt tiêu cho gần 100 doanh nghiệp đủ loại thành phần trong và ngoài nước, tham gia xuất khẩu trực tiếp tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ tạo nên hệ thống tổ chức kênh lưu thông và các dịch vụ cho xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu bình đẳng, sôi động chưa từng có từ trước tới nay.

Tháng 3/2005 Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam được kết nạp vào Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPC). Hiệp hội hồ tiêu quốc tế lập năm 1971, có sự bảo trợ của liên hiệp quốc, đến nay chỉ có 6 nước thành viên, gồm các quốc gia sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanca, Brazil và Việt Nam. Các quốc gia này chiếm trên 80% sản lượng và số lượng xuất khẩu, là nhân tồ chủ yếu chi phối điều tiết thị trường giá cả hạt tiêu toàn cầu.

Là thành viên của IPC, với vị thế số 1 thế giới về sản lượng và số lượng xuất khẩu, ngàmh hồ tiêu Việt Nam nói chung và Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam nói riêng đã được hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Hồ tiêu Việt Nam đã góp phần làm thay đổi cung cầu, thị trường giá cả hồ tiêu thế giới. Vị thế và tiếng nói của ngành hồ tiêuViệt nam được nâng lên tầm cao mới trên thương trường quốc tế. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam đã đóng góp đáng kể về tài chính, về kinh nghiệm sản xuất, về quản lý nhà nước, về hoạt động của Hiệp hội đối với IPC, ngược lại ngành hồ tiêu Việt nam cũng học hỏi nhiều kinh nghiệm về Chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, về giao thương xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường từ cộng đồng các nước.

Định hướng phát triển và những giải phảp trước những thách thức phát sinh:

Phát huy lợi thế so sánh, chủ động hội nhập:

Xét dưới góc độ thương mại, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã sớm bước vào môi trường hội nhập kinh tế quốc tế : Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam được kết nạp vào IPC trước khi Việt nam gia nhập tổ chức thưong mại quốc tế - WTO. Ngành Hồ tiêu Việt nam hòa nhập kinh tế quốc tế ngay trên “ Sân nhà “ với hàng chục doanh nghiẹp liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài với 100% vốn của họ, cùng hoạt động trong một sân chơi minh bạch, sòng phẳng. Ngành hồ tiêu việt Nam hội nhập kinh tế thị trường thế giới, ban đầu đã có nhiều lợi thế so sánh cả ba điều kiện thiên thời, địa lợi nhân hòa trong sản xuất, xuất khẩu Hồ tiêu so các nước. Tiềm năng về đất đai, lao động để tăng năng suất, sản lượng phát triển sản xuất, xuất khẩu vẫn còn tiềm ẩn, các nước khó cạnh tranh. Đặc biệt yếu tố con người Việt nam cần cù kiên định trong sản xuất, ngay cả khi giá tiêu xuống đến mức rất thấp, không lãi, họ vẫn không quay lưng với cây tiêu. Mặt khác so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây tiêu với một số cây công nghiệp dài ngày khác, cây tiêu vẫn cho thu nhập và lợi nhuận nhiều hơn. Đó là yêu quyết định để cây tiêu phát triển.

Nếu chu kỳ tăng và giảm giá của hồ tiêu toàn cầu thời gian là 10 năm thì nửa chu kỳ lần này 2006-2010 hạt tiêu sẽ ổn định ở mức cao, lợi thế thuộc về người sản xuất và nước xuất khẩu. Mục tiêu giữ ổn định sản xuất 50.000 ha, sản lượng đạt 100.000 tấn/ năm cho nành hồ tiêuViệt Nam hoàn toàn có thể. Và với mức giá duy trì như hiện nay thì không ngoại trừ bà con tự phát vượt mức định hướng sản xuất này. Dù tình huống nào sảy ra thì ngành Hồ tiêu Việt Nam vẫn hoàn toàn chủ động hội nhập vì ta có nhiều lợi thế cạnh tranh, sản xuất hồ tiêu toàn cầu, cung vẫn chưa đủ cầu.

Đối đầu với sâu bệnh hại:

Sản xuất hồ tiêu toàn cầu thời kỳ từ cuối năm 2000 đến đầu năm 2006 bị sa sút, nguyên nhân chính vì giá cả xuống quá thấp, mặt khác bị sâu bệnh hại ở khắp các quốc gia trồng tiêu. Nếu bệnh chết nhanh,chết chậm ở cây tiêu không được ngăn chặn kịp thời thì nguy cơ có thể ngành trồng tiêu ở một số vùng trên diện rộng bị xóa sổ, điều này thực sự là một đề tài nghiên cứu khoa học lớn đối với các nhà nông học trong nước và thế giới và cũng đòi hỏi sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của chính phủ các nước.

Nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm:

Điều này thực sự là một thách. Phải kiên trì, thường xuyên tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, đầu tư… làm thay đổi nhận thức, hành động cho các nông hộ chuyển từ sản xuất tiểu nông với kinh nghiệm truyền thống sang sản xuất theo áp dụng tiến bộ KHKT. Hình thức tổ chức câu lạc bộ, tổ hợp tácsản xuất là rất cần thiết. Thực hiện sản xuất theo quy trình GAP, tạo sản phẩm sạch, vệ sinh an toàn an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng, tạo nhiều vùng nguyên liệu tập trung, xây dựng thương hiệu (như mô hình hồ tiêu Chư Sê) là hét sức cấp bách.

Thu thập, phân tích và phổ biến thông tin:

Sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã có vị thế cao trên trường quốc tế, điều quan trọng là phải hiểu thị trường, phải biết được diễn biễn của thị trường để biết được cung cầu thế giới, để dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp và theo đó là chính sách, giải pháp thị trường phù hợp.

Khi hòa nhập WTO có quá nhiều thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, ngoài ra còn có những thông tin tự doanh nghiẹp trong và ngoài nước, thậm chí từ nông dân tạo ra, khoét sâu vào các chiều khác nhau, mục đích để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy việc thu thập , phân tích và phổ biến thông tin, theo đó ra đời một trung tâm thông tin cấp quốc gia, chuyên sâu cho một ngành hàng là rất cần thiết. Một trong những bài học thành công hoạt động của VPA là không ngừng nâng cao chất lượng thông tin, coi đây là công tác thường xuyên mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng của cán bộ chuyên viên Văn phòng (mua thông tin nước ngoài, xây dựng hệ thống cộng tác viên từ Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Hải quan, các Sở Nông nghiệp, báo giá mỗi ngày, tổ chức tham quan khảo sát vùng nguyên liệu ở các tỉnh trọng điểm qua từng mùa vụ, nắm vững năng xuất, sản lượng, trên coe sở đó định hướng kế hoạch thu mua, xuất khẩu. Bản tin điện tử, Website của VPA, thông báo rộng rãi tới mọi doanh nghiệp và bà con nông dân)

Tăng cường XTTM, giao thương hợp tác quốc tế:

Đây là nhiệm vụ trọng yếu, theo đó phải có sự hỗ trợ của nhà nước là không thể thiếu đối với Hiệp hội. Mấy năm qua được sự hỗ trợ của Bộ Công thương, VPA đã nhiều lần tồ chức đoàn các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường các nước ở Trung Đông, Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, tham gia Hiệp hội gia vị Mỹ (ASTA) tạo cơ hội khuyếch trương quảng bá hình ảnh, tiếng nói, con người của ngành hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc. Nhiều doanh nghiệp đã ký kết nhiều hợp đồng hai bên mua bán trực tiếp, giảm bớt lượng xuất khẩu qua trung gian như trước đây.

Ổn định giá và giữ giá ở mức cao như hiện nay ?

Yếu tố khách quan: Hạt tiêu là ngôi vua của các loại gia vị, không thể thiếu trong thực đơn hàng bữa và phục vụ cho chế biến thực phẩm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đến nay chưa gì thay thế và nhu cầu vẫn gia tăng hàng năm. Các quốc gia sản xuất tiêu trên thế gới không nhiều, phần lớn tập trung ở 6 nước trong IPC. Qua khảo sát tình hình sản xuất tiêu ở Ấn Độ, ở Indonesia, nay khó khả năng khôi phục và gia tăng sản xuất ( hai nước này mấy năm gần đây sản lượng giảm đến một nửa so với thời đỉnh cao). Ở Malaysia, Brazil và Srilanca sản lượng cũng chỉ ổn định như mức hiện nay. Yếu tố chủ quan, như trên đã phân tích Việt Nam đang còn cơ hội, tiềm năng phát triển sản xuất, gia tăng sản lượng. Hồ tiêu Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường, liệu có điều tiết được cung cầu giá cả ? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vào hành động của các doanh nghiệp và kể cả bà con nông dân. Gần đây nông dân có xu hướng găm hàng chờ giá lên cao nữa. các doanh nghiệp xuất khẩu không mạnh dạn ký hợp đồng lớn, dài hạn… làm cho thị trường không ổn định khi sôi động, khi trầm lắng. Nếu các doanh nghiệp thống nhất hành động, hạn chế tranh mua, tranh bán, được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng, tạo sự ổn định cho thị trường không “ nóng” cũng không “lạnh”. Vì vậy sự ổn định về giá và giữ ở mức cao như hiện là rất có thể.

Xây dựng Hiệp hội mạnh, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp:

Ban chấp hành Hiệp hội, nhất là vị trí Chủ tịch và tổng thư ký có vai trò hết sức quan trọng, là tập thể và cá nhân có hiểu biết sâu về chuyên môn, tâm huyết với sự phảt triển của ngành, gắn lợi riêng của đơn vị, của cá nhân với lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân.

Xây dựng bộ máy tổ chức Văn phòng Hiệp hội mạnh, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, phấn đấu ngang tầm quốc tế (chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, sẽ giữ được người tài). VPA bước đầu thành công về tổ chức và hoạt động nên đã thu hút tập hợp được đông đảo hội viên và sự đồng tình ủng hộ của các Bộ, Ngành, chính quyền các cấp. VPA coi đây là một trong những bài học thành công, sẽ duy trì và phát huy trong thời gian tới.

Sản xuất và XK Hồ tiêu toàn cầu 2005-2007

ĐV:1000TẤN

QUỐC GIA
2005
2006
2007
DỰ BÁO 2008
SL
XK
%
SL
XK
SL
XK
SL
XK
VIỆT NAM
95
110
115,7
100
116,7
90
83
87
80
INDONESIA
55
38
20
38
25
38
20
38
INDIA
70
15,8
22,6
55
30
50
35
50
30
BRAZIL
44,5
38,4
86,3
33
33
35
36
33
33
MALAYSIA
19
17
89,5
23
22
20
19
23
22
SRILANCA
14
8
57,1
14,3
9
15
8,3
15
9
IPC
297
227,2
231
248
235
211
228
212
TOÀN CẦU
315
235
70,1
288
254
292
215
288
217

Nguồn : IPC

Kết quả sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Namqua các năm

Năm
Diện tích
Sản lượng
Xuất khẩu
Trị giá
Giá B/Quân
1.000ha
1.000 tấn
1.000 tấn
Triệu USD
USD/tấn
1975
0,087
1976
0,041
1977
0,094
1978
0,095
1979
0,1
1980
0,5
0,.6
1981
0,9
0,8
1982
1,2
0,9
1983
1,6
1,1
1984
1,9
1,1
1985
2,2
1,3
1986
3,9
3,6
1987
5,9
4,8
1988
7,6
6,2
1989
8,0
7,1
1990
9,2
8,6
9,0
1991
8,9
8,9
16,3
1992
6,4
7,8
22,3
1993
6,7
7,4
14,9
1994
6,5
8,9
16,4
1995
7,0
9,3
17,9
35,4
1.977
1996
7,5
10,5
25,3
48,8
1.928
1997
9,8
13,0
24,7
69,3
2.807
1998
12,8
15,9
23,0
108,1
4.693
1999
17,6
31,0
34,5
138,3
4.009
2000
27,9
39,2
36,4
145,9
4.008
2001
31,6
44,4
56,5
90,5
1.602
2002
47,9
46,8
78,4
109,3
1.394
2003
50,5
68,5
74,6
105,9
1.433
2004
50,8
73,4
98,5
133,7
1.201
2005
49,1
77,0
96,2
120,1
1.101
2006
50,0
100,0
116,6
195,1
1.671
2007
48,0
90,0
82,9
286,1
3.200
2008
48,0
87,0
80,0
280,0
3.300

Nguồn: Tổng cục thống kê, VPA



Nguồn: Theo vietnam-wto.vn
Báo cáo phân tích thị trường