Tháng 1/2009, giá nhập khẩu gỗ dương nguyên liệu trung bình ở mức 298 USD/tấn, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 27 USD/m3.
Giá nhập khẩu gỗ dương nguyên liệu từ thị trường Mỹ tháng 1/2009 trung bình ở mức 309 USD/m3, giảm 4% so với mức giá nhập trung bình tháng trước. Giá nhập khẩu từ thị trường Canada trung bình ở mức 215 USD/m3. Giá nhập khẩu từ thị trường Ba Lan ở mức 300 USD/m3. Giá nhập từ thị trường Samoa trung bình đạt 319 USD/m3.
Ở cùng điều kiện giao hàng CIF, giá nhập khẩu gỗ dương từ thị trường Mỹ tháng 1/2009 trung bình ở ứmc 301 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 11 USD/m3; giá nhập từ thị trường Ba Lan trung bình ở mức 300 USD/m3, giá nhập trung bình từ thị trường Samoa là 319 USD/m3...
Trong tháng 1/2009, Mỹ tiếp tục là thị trường cung cấp gỗ dương lớn nhất cho Việt Nam với thị phần 94% về lượng, đạt 8,39 nghìn m3 gỗ, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,53 triệu USD, giảm mạnh so với tháng trước.
Đức là thị trường cung cấp gỗ dương lớn thứ 2 với 201 m3, kim ngạch nhập khẩu đạt 36 nghìn USD; Samoa là thị trường cung cấp lớn thứ 3 với 133 m3, kim ngạch nhập khẩu đạt 60 nghìn USD. Nhập khẩu gỗ dương từ thị trường Canada đạt 125 m3 và nhập từ Ba Lan 45 m3.
Cơ cấu thị trường cung cấp gỗ dương cho Việt Nam tháng 1/209.
(Tỷ trọng tính theo lượng)
Mỹ | 94% |
Samoa | 2% |
Đức | 2% |
Canada | 1% |
Ba Lan | 1% |
Tham khảo giá một số lô hàng nhập khẩu gỗ dương trong tháng 1/2009
Thị trường | Chủng loại | ĐVT | Lượng | Đơn giá | ĐK giao | Cảng-cửa khẩu |
Canada | gỗ dương xẻ | M3 | 103 | 205 | ROR | Cát Lái |
| Gỗ dương xẻ | M3 | 205 | 264,79 | CIF | Cát Lái |
| gỗ dương xẻ | M3 | 339 | 264,92 | CIF | Cát Lái |
Mỹ | gỗ dương xẻ, dày 8/4 (50mm0 | M3 | 47 | 321 | CIF | Cát Lái |
Hồng Kông | Gỗ dương xẻ sấy | M3 | 35 | 256 | CIF | Cát Lái |