Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cám Vàng – sản phẩm mới góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu và tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế
15 | 10 | 2009
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 382,7 nghìn tấn cá tra, basa, đạt kim ngạch 860 triệu USD, giảm 7,3% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sang các thị trường lớn hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra vẫn chưa thực sự hồi phục

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 382,7 nghìn tấn cá tra, basa, đạt kim ngạch 860 triệu USD, giảm 7,3% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sang các thị trường lớn hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Giảm mạnh nhất là thị trường Nga khi giảm tới 68,1% về lượng và 67,7% về giá trị, chỉ đạt 26,6 nghìn tấn về lượng và 43,1 triệu USD về giá trị. Mặc dù việc xuất khẩu cá tra, basa sang Nga đã được nối lại từ tháng 4/2009 nhưng lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa hồi phục thật sự. Nếu so với kế hoạch toàn ngành trong năm 2009 về khối lượng cá tra, basa xuất khẩu sang Nga (đạt khoảng 100.000 tấn) thì khối lượng này mới chỉ đạt 27%. Trong khi đó, lượng cá tra, basa xuất khẩu sang Nga cùng kỳ năm 2008 đã đạt khoảng 83% tổng lượng xuất cả năm (năm 2008 tổng lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Nga là 120.000 tấn). Ngoài Nga, xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam tới một số thị trường lớn khác như Ucraina, Ai Cập và Hà Lan cũng giảm rất mạnh so với cùng kỳ 2008. Cụ thể xuất khẩu cá tra, basa sang các thị trường này lần lượt giảm 40,4%, 7,7%, 25,1% về lượng và giảm 44,5%, 24,2%, 25,9% về giá trị so với cùng kỳ 2008. Có thể thấy, Ai Cập là quốc gia không có sự giảm lớn về lượng xuất khẩu cá tra, basa (chỉ giảm 7,7%) nhưng do giá xuất khẩu trung bình sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2009 lại giảm tới 17,3% do vậy giá trị xuất khẩu đã giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 8/2009, xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng tốt tại một số thị trường như Mỹ (tăng 61,8% về lượng và 60,7% về giá trị), Đức (tăng 11,4% về lượng và 13,8% về giá trị) và Mexico (tăng 35,1% về lượng và 24,7% về giá trị).



Lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu fille cá tra, basa sang Mỹ theo tháng năm 2008-2009



Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

Đầu ra cho cá tra chưa thực sự hồi phục khiến giá cá tra khó tăng trong khi giá nguyên liệu TACN đầu vào tăng rất mạnh

Tính tới thời điểm đầu tháng 10/2009, giá cá tra ao thịt trắng tại An Giang dao động quanh mức 14.800-15.200 đồng/kg, cao hơn khoảng 8,6% so với mức giá hồi đầu năm nhưng thấp hơn 6,7% so với mức giá đỉnh hồi tháng 4, tháng 5/2009. Trên thực tế, mức giá này đã được thiết lập và duy trì từ khoảng cuối tháng 7 trở lại đây bấp chấp những luồng thông tin tích cực từ việc xuất khẩu cá tra, basa đang có xu hướng phục hồi trở lại, đặc biệt là tại thị trường Nga. Điều này chứng tỏ sức mua nguyên liệu của các nhà máy chế biến và xuất khẩu cá tra, basa vẫn chưa tăng mạnh trong khi nguồn cung cá từ các hộ nuôi tiếp tục tăng.

Trong bối cảnh giá cá tra vẫn đang lay lắt ở mức thấp thì giá các loại TACN như cám, khoai mì lát (chiếm 60-70% nguyên liệu chế biến TACN thành phẩm) lại tăng rất mạnh kể từ đầu năm 2009. Tính tới đầu tháng 10/2009, giá khoai mì lát (sắn) đã tăng tới 70% còn giá cám cũng tăng tới 39,6% so với đầu năm 2009.

Tương quan giá cá tra và giá TACN năm 2009 (Giá tuần thứ 2 năm 2009 =100)



Nguồn: AGRODATA (www.agro.gov.vn)

Ứng phó của Việt Nam với các rào cản kỹ thuật

Trong bối cảnh cá tra, basa Việt Nam đang ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các rào cản thị trường mà chủ yếu đều xuất phát từ vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các hộ nuôi cá phải có những thay đổi thích hợp trong sản xuất và chế biến. Lập mã số, mã vạch cho cá tra, basa, nuôi cá tra theo tiêu chuẩn GAP, SQF (truy xuất nguồn gốc), thiết lập mối liên kết giữa doanh nghiệp TACN, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra với các hộ nông dân là những động thái cho thấy Việt Nam đang dần đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đối với sản phẩm cá tra, basa vừa dinh dưỡng vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế về VSATTP.

Cám Vàng – sản phẩm mới góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu và tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế

Trước những yêu cầu về việc sản xuất ra các sản phẩm cá tra, basa vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế về VSATTP, lần đầu tiên tại Việt Nam, công ty TNHH Cám Vàng đã mạnh dạn áp dụng một công nghệ tiên tiến – tách dầu bằng phương pháp trích ly để sản xuất ra loại Cám Vàng vừa giàu đạm, vừa an toàn và giảm thiểu gây bệnh ở vật nuôi mà vừa hiệu quả kinh tế. Theo kết quả dự án nghiên cứu “Khả năng sử dụng Cám Vàng làm thức ăn nuôi cá tra” do Khoa Thủy sản , Trường Đại học Cần Thơ tiến hành năm 2005 cho thấy:

1. Cám Vàng có giá trị dinh dưỡng (Đạm 16,4%; Vitamin B1: 35mg/kg) cao hơn so với cám sấy (Đạm 12,6%; Vitamin B1 25,8 mg/kg) sẽ giúp cá tăng trưởng tốt hơn.

2. Cám Vàng lưu trữ 4 tháng vẫn có thể sử dụng tốt làm thức ăn cho cá do hàm lượng béo và chỉ số oxy hóa thấp (2,7% và 11 meq/kg béo). Tuy nhiên, đối với cám sấy sau 1 tháng tồn trữ đã không thích hợp làm thức ăn cho cá do hàm lượng béo và chỉ số oxy hóa cao (12% và 35 meq/kg béo).

3. Cám Vàng có thể dùng phối trộn trong TACN cho cá đến 60% vẫn không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số tiêu tốn thức ăn cho cá tra. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khả năng tiêu hóa Cám Vàng của cá cũng cao hơn cám sấy.






Vai trò của TACN công nghiệp đối với ngành sản xuất cá tra của Việt Nam

Kể từ năm 2005, ngành công nghiệp chăn nuôi cá của Việt Nam đã có những thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là đối với loại cá Tra. Sản lượng cá tra Việt Nam đã thực sự “bùng nổ” khi tăng từ mức 0,65 triệu tấn năm 2005 lên mức 1,3 triệu tấn năm 2009, tức tăng gấp đôi chỉ sau 4 năm. Đóng góp vào sự thành công đó không thể không kể đến vai trò của các loại TACN công nghiệp. Nếu như những năm 2006-2007, hình thức nuôi cá lồng bè trên sông cùng với các loại TACN tự trộn là phổ biến thì hiện nay hình thức nuôi ao, hầm với các loại TACN công nghiệp đang dần thay thế hoàn toàn. Hầu hết những hộ nuôi cá Tra tại ĐBSCL đã chuyển sang sử dụng TACN công nghiệp – loại thức ăn vừa chú trọng vào vệ sinh an toàn thực phẩm vừa cho ra loại thịt cá giàu omega-3, vừa tạo hiệu quả về giá thành và đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn, giá cá liên tục sụt giảm, vấn đề lợi thế theo quy mô (chăn nuôi kiểu công nghiệp) ngày càng chiếm ưu thế. Do đó, thức ăn chăn nuôi công nghiệp sẽ chiếm lĩnh thị trường do có chất lượng và được quản lý tốt. (Ý kiến của ông Philippe Serene– Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Pháp SX TACN (Proconco)

Đóng góp của Cám Vàng trong thành công chung của TACN công nghiệp

Một điều mà hiện nay bà con nông dân cũng như các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc và thuỷ sản rất lo ngại là chất lượng cám không ổn định về mặt tự nhiên. Chất lượng cám gạo không qua xử lý sẽ giảm dần theo thời gian sau quá trình xây xát, đồng thời dầu trong cám nhanh chóng bị ôxy hoá và làm cho cám gạo ôi. Khi cám gạo ôi làm thức ăn cho cá sẽ làm ảnh hưởng hệ miễn dịch của cá, độc tố sẽ dần ngấm vào gan cá và do vậy gây tỉ lệ cá chết cao. Tất cả những nguyên nhân không nhìn thấy trên làm tăng chi phí cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản. Công ty chúng tôi đang sử dụng Cám Vàng-Cám trích ly dầu trong công thức thức ăn cho cá Tra bới vì chất lượng sản phẩm luôn ổn định về mặt: không ôi, không tạp chất, ẩm độ thấp, hàm lượng dầu thấp, thời gian tồn trữ lâu, giàu đạm, vitamin & khoáng chất nên luôn làm cho chất lượng cá nuôi tốt, độ tăng trưởng cá nhanh, ít lãng phí và ít ô nhiễm môi trường nước, giảm tỉ lệ cá chết, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, đặc biệt là chất lượng và sản lượng phi lê. (Ý kiến của một giám đốc công ty chế biến thức ăn thủy sản tại Cần Thơ)

Nông dân Việt Nam có truyền thống sử dụng cám trong chăn nuôi gia súc. Khối lượng cám trung bình hàng năm cung cấp cho gia súc và gia cầm là 3 triệu tấn cám. Đặc biệt, đối với thủy sản, sản lượng ước tính đến 2010 là 1.5 triệu tấn tương đương cần một lượng cám là 1 triệu tấn. Ngày nay sử dụng cám trích ly –Cám Vàng-đã được ổn định chất lượng sau quá trình sơ chế- trong nuôi cá đạt hiệu quả tối ưu. Đặc biệt Cám Vàng có hàm lượng dầu 3-5%, đạm 16,4% rất tốt cho gia súc, gia cầm và thủy sản
. (Ý kiến của PGS.Tiến sĩ Hoàng Đức Như – thỉnh giảng Đại học Quốc gia thành phố HCM; Nguyên Phân viện trưởng phân viện Công nghệ thực phẩm TP. HCM).





Trần Ngọc Yến/AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường