Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Báo cáo của World Bank về tình hình phát triển kinh tế VN
26 | 06 | 2007
Bản báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2006 cho Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra những con số tổng quan và những điều cần lưu ý cho nền kinh tế Việt Nam.

Toàn cảnh bức tranh tăng trưởng kinh tế

Bản báo cáo cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP hết năm 2006 được dự báo là sẽ vượt mức 8% năm thứ 2 liên tiếp. Ngoài ra, đầu tư trong nước và xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến là hai lĩnh vực có sự tăng trưởng ổn định.

Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai được dự báo sẽ ở mức thặng dư trong khi dự trữ ngoại hối đã tăng lên đáng kể trong năm 2006.

Thị trường chứng khoán mặc dù có quy mô vẫn còn nhỏ so với các tiêu chuẩn trong khu vực nhưng đã có sự tăng trưởng với tốc độ đáng kể, đạt gần 8% GDP.

Mặc dù lạm phát đã được kiềm chế nhưng vẫn ở tỉ lệ khoảng 7% và sức ép về giá vẫn còn. Tốc độ tăng tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh đã giảm dần do phải tuân thủ những quy định đảm bảo an toàn chặt chẽ hơn trong nghiệp vụ ngân hàng.

Bản báo cáo cũng cho biết, đầu tư nước ngoài đã và sẽ tăng mạnh với việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

Những điểm sáng trong năm

Trong năm 2006, tăng trưởng và đầu tư của Việt Nam vẫn mạnh mẽ. GDP tăng 7,8% trong 9 tháng đầu năm.

Ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng tốt với mức tăng chung cho khu vực công nghiệp và xây dựng là 9,9%. Riêng ngành công nghiệp chế biến mức tăng này là 12,1%.

Chính phủ đã có điều chỉnh kịp thời khi hạn chế xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, mặc dù có hiện tượng sâu bệnh tại ĐBSCL vừa qua, nhưng ảnh hưởng không lớn. Năng suất cao hơn ở khu vực đồng bằng phía Bắc và miền Trung là yếu tố giúp sản lượng lúa gạo tăng trên cả nước. Đánh bắt và chế biến thủy sản đạt mức tăng trưởng 8,4%.

Chỉ số bán lẻ tăng 20,4% trong 9 tháng đầu năm, so với mức tăng trưởng 19,7% cùng kỳ năm ngoái.

Điều đáng ghi nhận là tỷ trọng của khu vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng trong 5 năm gần đây. Với ước tính khoảng 41 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong năm 2006, tỷ trọng này con có xu hướng tăng cao hơn nữa.

Năm 2006 cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Chỉ số giá chứng khoán đã tăng hơn 100% kể từ tháng 12/2005. Số lượng các công ty niêm yết tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán đã tăng từ 36 công ty năm 2005 lên 75 công ty vào cuối tháng 11/2006.

Sau khi vào WTO, tự do hóa thương mại sẽ là một trong những áp lực bắt buộc Việt Nam phải thực thi. Tuy nhiên bản báo cáo cũng cho thấy, tự do hóa thương mại và dịch vụ hơn nữa sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đạt những thành quả cao hơn trong công cuộc giảm nghèo. Do vậy Chính phủ cần phải tiếp tục phát triển các cơ chế hỗ trợ triển khai những thay đổi chính sách nhằm đối phó với những thách thức sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

2002

2003

2004

2005

9 tháng 2005

9 tháng 2006

Tổng GDP

7.0

7.3

7.8

8.4

8.1

7.8

Nông lâm ngư nghiệp

4.1

3.6

4.4

4.0

4.1

3.3

Công nghiệp và xây dựng

9.4

10.5

10.2

10.7

10.0

9.9

Công nghiệp

9.1

10.3

10.5

10.6

10.3

10.1

Trong đó CN chế biến

11.6

11.5

10.9

13.1

11.0

12.1

Xây dựng

10.6

10.6

9.0

10.8

8.9

8.8

Dịch vụ

6.5

6.5

7.3

8.5

8.2

8.0

Ghi nhớ GDP bình quân đầu người (USD)

440

490

550

640

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)



Theo DT
Báo cáo phân tích thị trường