Trong khi đó, tiềm năng về rừng của Việt Nam lại không được khai thác hiệu quả. Lâu nay, chúng ta chỉ tập trung phát triển rừng là phục vụ yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường, rừng kinh tế chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nhược điểm đã được chỉ ra tại diễn đàn Quốc hội khi đánh giá về chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài khiến cho giá trị gia tăng thu được từ hoạt động xuất khẩu gỗ không cao. Nếu chính sách phát triển rừng trong thời gian tới chú trọng hơn đến rừng kinh tế thì sẽ góp phần cải thiện rất lớn triển vọng của toàn ngành nông nghiệp.
"Tới đấy chúng tôi phải chú ý nhiều hơn đến phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ. Tiếp đó là đưa những công nghệ hiện đại vào để chê sbiến những sản phẩm có chất lượng cao. Khi đó, đồng đô la ròng mà doanh nghiệp thu về chắc sẽ khá hơn", ông Phạm Trọng Minh, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam cho biết.
Đóng tàu lớn hơn để ra biển lớn, đấy là khát vọng rất hiện thực của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, khi cánh cửa WTO đã thực sự mở ra.