Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các quỹ đầu tư rút tiền khỏi thị trường hàng hoá tuần đầu tiên trong 1 tháng
20 | 06 | 2011
Bán ra mạnh nhất là lúa mì với 63%, nhu cầu với khí thiên nhiên giảm 41%.

Các quỹ hàng hoá giảm lạc quan vào hoá lần đầu tiên trong 4 tuần vì khủng hoảng nợ ở Hy Lạp thúc đẩy suy đoán rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ suy giảm, hạn chế nhu cầu đối với nguyên liệu thô.

Theo số liệu của Bloomberg, các nhà đầu cơ đã giảm 0,9% vị thế mua của họ ở 18 hàng hoá nguyên liệu thô xuống còn 1,3 triệu hợp đồng quyền chọn và kỳ hạn trong tuần kết thúc ngày 14/6. Đây là tuần giảm đầu tiên kể từ ngày 17/5. Sự sụt giảm dẫn đầu là lúa mì, tới 63%. Nhu cầu mua khí thiên nhiên giảm 41%.

Chỉ số Standard & Poor’s GSCI của 24 hàng hoá nguyên liệu thô giảm 4,7% trong tuần trước - tuần giảm đầu tiên kể từ đầu tháng 5. Quỹ tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ hôm 17/6 và cảnh báo tăng trưởng yếu hơn ở nền kinh tế số 1 thế giới cùng với “những thách thức trong khu vực đồng Euro sẽ gây ra nguy cơ sụt giảm lớn hơn” và mở rộng trên toàn thế giới.

James Dailey, người quản lý 200 triệu USD trong quỹ TEAM Financial Management LLC cho biết: “câu hỏi lớn hiện nay là liệu kinh tế toàn cầu chững lại có làm cho nhu cầu hàng hoá, đặc biệt là nông sản yếu đi hay không”. Ông cho rằng các quỹ sẽ tiếp tục bán hàng hoá trong tuần sau.

Số liệu của Bloomberg cho thấy, các quỹ đã rút 973 triệu USD ra khỏi thị trường hàng hoá trong tuần đến ngày 15/6 - tuần bán ra mạnh nhất kể từ giữa tháng 5.

Các quỹ quản lý tiền tệ và các nhà đầu cơ lớn đã giảm vị thế mua với lúa mì là 12.896 hợp đồng xuống còn 7.558 hợp đồng - tuần bán ra mạnh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Giá lúa mì giao tháng 9 tại Chicago giảm 9,9% trong tuần trước - tuần giảm nhiều nhất từ giữa tháng 3. Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới, sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kể từ ngày 1/7, khiến thị trường tin rằng cung toàn cầu sẽ ổn định hơn.

Giá lúa mì tuy nhiên vẫn tăng 48% trong vòng 1 năm qua vì thời tiết xấu. Giá ngô tăng 74% còn đậu tương tăng 44%.

Dù các quỹ giảm mua ròng với 18 hàng hoá nguyên liệu nhưng lại tăng 0,6% vị thế mua ở 11 nông sản trong tuần trước - tuần mua vào thứ 4 liên tiếp. Nhu cầu mua ngô tăng 5,4%, đường tăng 25% và ca cao tăng gấp 4 lần.
 

Theo cafef



Báo cáo phân tích thị trường