Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
G20 cảnh báo về một thập kỷ nghèo đói
22 | 06 | 2011
Giới lãnh đạo toàn cầu đang lên tiếng cảnh báo về một thập kỷ đói nghèo, trừ khi họ có thể đạt được đồng thuận về những quy định mới đối với nguồn cung thực phẩm.

Pháp, nước đăng cai hội nghị cấp cao G20, kêu gọi thế giới cần có một hệ thống dữ liệu trung tâm, cung cấp thông tin về các mùa vụ, những hạn chế do các chính sách cấm xuất khẩu, quy định của thị trường quốc tế, cảnh báo khẩn cấp về tình hình dự trữ toàn cầu và kế hoạch tăng sản lượng nông sản thế giới. Trong số những vấn đề trên, theo ông Robert Carlson, giám đốc phụ trách liên kết thế giới tại Liên hiệp nông dân quốc gia tại Washington, cho rằng lãnh đạo toàn cầu sẽ gặp khúc mắc trong dự thảo về các hạn chế trong thương mại toàn cầu.

Giá lúa mỳ đã tăng gấp đôi trong năm qua do Nga và Ukraina hạn chế xuất khẩu sau khi hạn hán làm thiệt hại nặng nề mùa màng tại hai nước này, góp phần đẩy giá lương thực toàn cầu thế giới tăng cao và đẩy 44 triệu người vào cảnh đói nghèo. Theo ước tính của UN, tổng giá trị nhập khẩu thực phẩm toàn cầu năm 2011 sẽ đạt 1,29 ngàn tỉ USD, mức kỷ lục từ trước đến nay và tăng 21% so với năm 2010.

Sự thống nhất trên phạm vi quốc tế

Theo ông Le Maire, bộ trưởng nông nghiệp Pháp, quốc tế cần phải đồng thuận về nhiều vấn đề nếu muốn tránh một thập kỷ đói nghèo. Pháp là nhà sản xuất nông sản lớn nhất của EU.

Theo ông Carlson, mọi người có đồ ăn thức uống như một lẽ đương nhiên và đặc biệt tại Mỹ, người ta đã quên đi mất rằng thực phẩm thực sự quan trọng ra sao và điều gì sẽ xảy ra, đặc biệt là tại các nước nghèo, nếu thế giới cạn kiệt lương thực.  Lần cuối cùng giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt, trong giai đoạn 2007 – 2009, hơn 60 cuộc bạo loạn đã nổ ra trên toàn cầu.

Các nước G20 chiếm đến 65% diện tích đất nông nghiệp và 77% sản lượng ngũ cốc toàn cầu.

Thế giới bị đói

Theo ông Le Maire, không ai có thể tưởng tượng rằng 20 bộ trưởng nông nghiệp có thể tụ họp và gặp gỡ tại Paris mà không thể đưa ra bất cứ một quyết định cụ thể và kiên quyết nào đối với các vấn đề của nông nghiệp và vấn đề lớn nhất hiện tại là tình hình đói nghèo trên phạm vi toàn thế giới.

Giá ngô trên thị trường tương lai Chicago đã tăng 82% trong 12 tháng qua. Gạo tăng 39% và đường tăng 65%. Theo dự đoán của Rabobank, thế giới có thể xảy ra thiếu hụt ngô, lúa mỳ, đậu tương, cà phê và ca cao trong năm nay hoặc năm tới.

Giá lương thực toàn cầu đã tăng sau khi hạn hán và lũ lụt trên khắp thế giới, từ Úc đến Canada, gây thiệt hại lớn cho mùa màng trong năm 2010. Hiện các nông dân tại châu Âu cũng đang phải vật lộn với tình trạng khô hạn nghiêm trọng nhất trong hơn 3 thập kỷ qua.

Tại Ấn Độ, chính phủ nước này đã phải hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng lương thực để quản lý giá và nguồn cung. Để giải quyết tình trạng thiếu lương thực toàn cầu, với diễn biến nội địa, Ấn Độ có thể sẽ lưỡng lự trong việc hợp tác với các nước khác trong cuộc chiến đói nghèo toàn cầu.

Theo ông Dinesh Mishra, trưởng điều phối viên quốc gia của Ấn Độ, phụ trách các tổ chức nông dân và các ngân hàng phát triển nông thôn, cho biết Ấn Độ phụ thuộc vào mùa mưa và các điều kiện thời tiết khác nên nước này rất thận trọng trong việc đưa ra các chính sách, nhằm bảo đảm rằng nhu cầu nội địa được đáp ứng.

Thị trường gạo thế giới

Ấn Độ là một trong những nước ban hành chính sách cấm xuất khẩu gạo từ năm 2008 do giá loại ngũ cốc này leo lên mức cao kỷ lục. Ai Cập cũng cắt giảm kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam nỗ lực ngăn chặn các nhà đầu cơ trên thị trường nội địa và Trung Quốc áp thuế xuất khẩu, là những biện pháp hạn chế nhập khẩu được quan sát trên thị trường thế giới.

Theo ông Le Maire, dự thảo hạn chế các lệnh cấm xuất khẩu và gây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu trung tâm, do UN quản lý là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Các quốc gia đều muốn đảm bảo rằng họ có thể cung cấp đủ lương thực nội địa và khi quốc tế yêu cầu các quốc gia thành viên thống nhất với nhau về những vấn đề này, chắc chắn là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Sản lượng lương thực thế giới sẽ phải tăng 71% đến năm 2050 do dân số thế giới tăng vọt lên mức 9,2 tỷ người, từ mức ước tính 6,9 tỷ người trong năm 2010.

Chính sách với nhiên liệu sinh học

Nhiên liệu sinh học, loại nhiên liệu được chiết xuất từ một số loại nông sản như ngô, không nằm trong dự thảo chính do các bộ trưởng nông nghiệp đề xuất. Các chính sách quốc gia về vấn đề này có quá nhiều khác biệt và đưa vấn đề này ra bàn thảo chưa phải là thời điểm thích hợp. Brazil sử dụng mía đường để sản xuất ethanol; trong khi đó, Mỹ sử dụng ngô làm ethanol.

Tuy vậy, các chuyên gia dự đoán Pháp có thể thành công trong việc thuyết phục các quốc gia gây dựng một hệ thống dữ liệu trung tâm về tình hình sản xuất và dự trữ lương thực toàn cầu, bởi đây là một vấn đề mang tính thực tiễn hơn là vấn đề chính trị. Vấn đề thu thập thông tin là thách thức lớn nhất do một số quốc gia không có thông tin về tình hình sản xuất, dự trữ lương thực của chính quốc gia mình.

Tăng trưởng sản lượng nông sản sẽ chỉ ở mức thấp 1,7%/năm trong thập kỷ này, so với mức tăng trưởng 2,6%/năm trong thập kỷ trước.

Tuy vậy, Pháp chỉ ký vào thỏa thuận đã tính đến các quy định trên thị trường tài chính. Hội nghị các bộ trưởng tài chính G20 sẽ diễn ra vào năm tới.

Đầu cơ hàng hóa nông sản

Theo tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, thế giới cần có một mô hình nông nghiệp mới do tình trạng bất ổn giá nông sản đang trở thành vấn đề không thể dự đoán được.

Tình trạng đầu cơ hàng hóa nông sản cần được các chính phủ chú ý đến. Nếu không, hoạt động này sẽ tiếp tục gây bất ổn trên thị trường hàng hóa nông sản trong thời gian tới.

Kim Dung AGROINFO

Theo Bloomberg


Báo cáo phân tích thị trường