Tài liệu này, được đệ trình bởi Liên minh sử dụng thuốc có trách nhiệm trong nông nghiệp (Responsible Use of Medicines in Agriculture – RUMA) và được phát hành trong tạp chí “Kinh doanh và Những nhà lãnh đạo” bởi Phòng Thương mại của Nhóm Tư vấn CEO G20 Thương mại, cũng yêu cầu G20 làm việc với các nhà làm chính sách và thú y để đưa ra những giải pháp tối ưu cho các nông dân tại mỗi nước, để họ có thể giảm thiểu, chọn lọc và thay thế sử dụng kháng sinh.
Chủ tịch RUMA là Gwyn Jones phát biểu, cơ quan này hy vọng tài liệu sẽ đặt ra một bối cảnh về vai trò của kháng sinh trong chăn nuôi. “Kháng sinh vẫn là công cụ thú y không thể thiếu để bảo vệ sức khỏe động vật và phúc lợi động vật và giúp chúng ta tiếp tục sản xuất thực phẩm chất lượng cao, an toàn”.
Ông Jones cho rằng các thách thức để cải thiện trách nhiệm đối với kháng sinh được sử dụng, rất khác nhau đối với trường hợp mỗi nước.
“Tại các nước phát triển, trọng tâm có thể liên quan đến các chuỗi cung ứng, áp lực thị trường và truyền thông. Tại các nước đang phát triển, trọng tâm liên quan nhiều hơn tới dịch vụ thú y mở rộng để trị bệnh cho vật nuôi và sử dụng kháng sinh đúng cách – đúng thời điểm.”
Ông nhấn mạnh thêm rằng sử dụng có trách nhiệm cũng có nghĩa là sử dụng kháng sinh ít nhất có thể và nhiều nhất nếu cần, thông qua quản lý hoạt động chăn nuôi một cách hợp lý.
Trong kết luận thông cáo báo chí, G20 tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận sự cần thiết phải tìm hiểu một cách bao quát để chống lại kháng kháng sinh bằng cách phát triển những giải pháp dựa trên bằng chứng thực tiễn, để ngăn chặn và giảm thiểu kháng kháng sinh, và mở ra hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với cả các kháng sinh hiện có và mới, và kêu gọi WHO, FAO, OIE và OECD báo cáo trở lại vào năm 2017 về các lựa chọn nhằm giải quyết vấn đề này, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế.
Theo The Fish Site