Theo thống kê của tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay lượng chè xuất khẩu củacác doanh nghiệp trên địa bàn chỉ đạt hơn 1.500 tấn, bằng khoảng 20% kế hoạchxuất khẩu của cả năm và giảm 20% so với cùng kỳ.
Trừ những vùng chè đặc sản chuyên sản xuất chè xanh phục vụ nội tiêu nhưTân Cương, La Bằng, Trại Cài...; ở các vùng chè nguyên liệu khác, việc sản xuấtcũng như tiêu thụ chè trong thời gian qua gặp không ít khó khăn.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty chè Việt Nam kiêmGiám đốc Chi nhánh chè Sông Cầu - một trong những doanh nghiệp sản xuất chè lớnnhất Thái Nguyên cho biết việc tiêu thụ chè, nhất là chè đen đang chững lại vàgiá cả khá thấp, trung bình chỉ đạt từ 1 đến 1,2 USD/kg.
Bên cạnh đó, do giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao nên người trồng chètrong vùng nguyên liệu của doanh nghiệp ít thâm canh đầu tư, khiến cho sản lượngchè búp tơi giảm so với năm trước khoảng 20%.
Tuy vậy, giá chè xanh cũng không tăng mà thậm chí thấp hơn mọi năm, doanhnghiệp đang thu mua với giá trung bình từ 3.500 đồng đến 5.000 đồng/kg chè búptươi... Hiện tại nhà máy chế biến của doanh nghiệp chỉ hoạt động đạt 50% côngsuất.
Cũng do biến động của thị trường, trong số hơn 40 doanh nghiệp sản xuất,chế biến chè ở Thái Nguyên hiện nay chỉ vài ba doanh nghiệp sản xuất thực sự, sốcòn lại chủ yếu thu mua chè khô trong dân rồi chế biến lại, đóng gói và đưa đitiêu thụ.
Đáng lưu ý, thời gian qua đã xuất hiện việc một số tư thương thu gom chèphẩm cấp thấp hoặc chè mới qua sơ chế (phơi, sấy...) xuất theo đường tiểu ngạch.
Điều này khiến cho người dân có thể tận thu cây chè, ảnh hưởng đến chất lượngcây chè sau này cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với người trồng chèkhi lượng cung vượt quá cầu.../.
Theo Hoàng Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)