Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường cá da trơn Đức
29 | 07 | 2011
Tiêu thụ cá da trơn tại thị trường Đức chủ yếu là nhóm hàng phile đông lạnh. Do Đức không có nguồn cung cá da trơn nội địa nên thị trường cá da trơn nước này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ngoài nước, chủ yếu là từ Việt Nam.

Quy mô thị trường

Đức là nước tiêu thụ cá da trơn lớn thứ hai và chiếm khoảng 17% tổng kim ngạch nhập khẩu cá da trơn của EU. Cá da trơn ngày càng được tiêu dùng rộng rãi tại Đức nhờ giá rẻ và hương vị trung tính.

Đức chỉ nhập khẩu mặt hàng cá da trơn phile đông lạnh do khác với những người tiêu dùng tại các nước Đông Nam châu Âu khác thích tiêu dùng sản phẩm tươi sống, người tiêu dùng Đức đã quen sử dụng các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh. Ngoài ra, nước này ít tái xuất các sản phẩm cá da trơn nhập khẩu nên hầu như toàn bộ sản phẩm nhập khẩu được tiêu dùng tại thị trường nội địa.

Sự tăng trưởng mạnh kim ngạch nhập khẩu cá da trơn của Đức trong thời gian gần đây do mặt hàng này có giá rẻ, hương vị trung tính và nhu cầu của các nhà bán lẻ lớn đối với cá nuôi trồng để đảm bảo nguồn cung. Tuy vậy, người tiêu dùng nước này vẫn lo ngại về chất lượng, dư lượng hoá chất và phát triển bền vững khi tiêu dùng sản phảm cá da trơn. Do những ấn phẩm liên quan đến vấn đề này phát hành tại các siêu thị cuối năm 2008, kim ngạch nhập khẩu cá da trơn vào cuối năm 2008 của Đức đã tăng trưởng chậm lại. Khủng hoảng kinh tế khiến người tiêu dùng phải quay trở lại với các sản phẩm giá rẻ là nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu tăng trở lại nhưng những hiệu ứng tiêu cực về tính an toàn của sản phẩm này vẫn tồn tại trên thị trường Đức.

Các khuynh hướng thị trường

Sự thành công của mặt hàng cá da trơn trên thị trường Đức đã mở ra cơ hội cho những sản phẩm cá khác. Thị trường thuỷ sản Đức đang chờ đợi sự xuất hiện của các loại cá khác, như cá rô phi, và nhiều sản phẩm nuôi trồng. Cá rô phi là một trong những mặt hàng thuỷ sản có thể cạnh tranh với cá da trơn trên cùng phân khúc thị trường cá phile đông lạnh.

Cỡ cá da trơn được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường là 120/170g, 170/220g, 220g. Để bán sản phẩm mang lại lợi nhuận cao hơn, nhiều nhà sản xuất đã tăng tỷ lệ nước đá trong sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm từ Việt Nam. Hiện chính phủ Việt Nam đã đưa ra q         uy định về hàm lượng nước trong sản phẩm xuất khẩu không được quá 83%.

Sản phẩm cá da trơn phile đông lạnh tại Đức thường được bán ở dạng tươi, nghĩa là sản phẩm đông lạnh được làm tươi trở lại. Hiện luật mới của EU sẽ áp đặt những quy định rằng sản phẩm cần ghi rõ để khách hàng biết loại cá họ đang mua là cá tươi hay đã được đông lạnh. Luật này có thể đi vào hiệu lực trong năm 2011. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến những yêu cầu về dán nhãn đối với các nhà xuất khẩu từ nước đang phát triển.

Do những áp lực về giá ngày càng tăng nên hiện các nhà bán lẻ Đức đang hết sức quan tâm đến vấn đề gia tăng giá trị. Các nhà chế biến thực phẩm tại Đức (như Costa và HMF), cung cấp sản phẩm cho nhà bán lẻ hàng đầu Aldi tại Đức đang tìm cách để tăng giá trị cho sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến việc các nhà chế biến Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển từ nhà chế biến sơ cấp sang thứ cấp. Vĩnh Hoàn, nhà sản xuất có uy tín tại Việt Nam, đã sãn sàng cung cấp các sản phẩm cá da trơn chế biến sẵn cho thị trường Đức. Phân khúc thị trường sản phẩm có giá trị gia tăng cao được kỳ vọng là phân khúc tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm Đức.

Chuyển động giá

Sự áp đảo của Việt Nam trên thị trường cá da trơn Đức được giải thích nhờ giá nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp Việt Nam khá thấp. Do không có hạn ngạch nhập khẩu và không phụ thuộc vào nguồn đánh bắt, cá da trơn có thể được cung cấp quanh năm, là một điểm thu hút của các nhà sản xuất châu Á. Tuy vậy, hiện áp lực tăng giá ngày càng lớn khi những dấu hiệu căng thẳng nguồn cung cá nguyên liệu ngày một rõ rệt.

Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá cá da trơn:

(1)   Diễn biến thời tiết bất lợi trong vài năm gần đây đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam. Do hoạt động sản xuất tập trung chủ yếu là một số nước châu Á, chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu, nên diễn biến thời tiết có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu, gián tiếp ảnh hưởng đến giá cá da trơn;

(2)   Thuế nhập khẩu cao tại Mỹ sẽ dẫn tới thị trường EU tràn ngập các sản phẩm cá da trơn phile nhập khẩu. Dự luật Farm Bill của Mỹ đồng thời có thể gây ra những thay đổi lớn trong nhập khẩu của Mỹ khi mặt hàng cá da trơn sẽ chịu chi phối bởi những quy định kiểm soát an toàn thực phẩm ngặt nghèo hơn của USDA. Vì vậy, các nhà xuất khẩu sẽ hướng đến thị trường EU, làm tăng nguồn cung cá da trơn trên thị trường EU.

(3)   Sự cạnh tranh của Trung Quốc sẽ ngày càng tăng ở cả sản phẩm cá da trơn và cá rô phi, sẽ làm giá cả trở nên cạnh tranh hơn;

(4)   Giá cá tuyết giảm về mức thông thường cũng là một áp lực đối với giá cá da trơn do cá tuyết và cá da trơn đều nằm trong phân khúc cá phile đông lạnh.

Do những áp lực giảm giá nên có thể nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải rời bỏ thị trường. Mức lợi nhuận biên thông thường của các nhà nhập khẩu Đức là khoảng 5 – 10%, mức lợi nhuận ở phân khúc sản phẩm có giá trị gia tăng cao có thể cao hơn. Mức thuế nhập khẩu cho cá da trơn phile đông lạnh hiện ở mức 9% nhưng với một số nước được hưởng Thuế ưu đãi chung GSP, mức thuế chỉ là 5,5%.

Kênh thương mại

Kênh thương mại quan trọng nhất của các nhà xuất khẩu thuỷ sản từ các nước đang phát triển là thông qua các nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu là nhà cung cấp chính cho các nhà bán buôn, nhà cung cấp dịch vụ ăn uống và bán lẻ tại thị trường nội địa, cũng như những khách hàng nước ngoài. Đồng thời, những nhà nhập khẩu cũng tham gia chế biến các sản phẩm nhập khẩu.

Các sản phẩm đông lạnh chủ yếu được bán tại các quầy hàng giảm giá và siêu thị. Những cửa hàng chuyên bán sản phẩm thuỷ sản ít khi bán sản phẩm đông lạnh, do đó những nhà nhập khẩu là lựa chọn hàng đầu cho các nhà xuất khẩu châu Á khi cung cấp cho các nhà bán lẻ lớn.

Những nhà bán lẻ tại Đức hiếm khi nhập khẩu trực tiếp từ các nước ngoài EU, chủ yếu thu mua sản phẩm từ một số nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu đã qua chọn lọc. Những nhà bán lẻ đa dụng quan trọng nhất tại Đức là Edeka, Rewe, Lidl, Aldi và Metro.

Kinh nghiệp cung cấp sản phẩm cho thị trường Đức

Những nhà xuất khẩu nước ngoài cần biết những nhà nhập khẩu nào đang tìm nguồn cá da trơn và tích cực cập nhật website để thu hút các nhà nhập khẩu đang tìm kiếm thông tin.

Khác với các nước châu Âu khác, khi giao thương với người Đức, các nhà cung cấp không cần phải có mối quan hệ cá nhân thân thiết trước khi thiết lập kinh doanh. Tuy nhiên, những nhà cung cấp cần cam kết chắc chắn họ sẽ giao hàng đúng hẹn và tuân thủ chặt chẽ thoả thuận.

Kim Dung AGROINFO

Theo CBI

*Agroinfo sẽ cung cấp cho quý độc giả loạt bài phân tích về một số thị trường cá da trơn thuộc EU. Bài kế tiếp: Thị trường cá da trơn Hà Lan



Báo cáo phân tích thị trường