Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Dự báo năm 2007, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng cao
30 | 06 | 2007
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5. Đây là mặt hàng có thị trường xuất khẩu khá đa dạng và không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nhất định. Tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu đã giảm so với trước. Dự báo năm 2007, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giầy dép và thuỷ sản.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam về sản phẩm này khá đa dạng và không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định. EU, Mỹ và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và cũng là thị trường đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm 37,94% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU chiếm 25,2%, tăng 28,6%; kim ngạch xuất sang Nhật chiếm 14,3% và tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2005.

11 tháng năm 2006, sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn dưới 36,9%.

Cơ cấu chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu 11 tháng năm 2006

(tỷ trọng tính theo kim ngạch)

Gỗ thông

10%

Gỗ bạch đàn

9%

Gỗ sồi

6%

Gỗ chò

3%

Gỗ dương

3%

Gỗ lim

2%

Gõo căm xe

2%

Ván MDF

24%

Gỗ cao su

10%

Loại khác

25%

Về thị trường cung cấp, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nhiều thị trường lớn tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2005.

Dưới đây là bảng số liệu tham khảo về thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam 11 tháng năm 2006

Thị trường

Tháng 11/2006

11 tháng 2006

Malaysia

10.707.712

119.193.212

Mỹ

4.693.312

34.439.593

Trung Quốc

5.940.894

37.803.692

Lào

3.747.670

45.586.107

Cămpuchia

5.959.388

42.857.625

Thái Lan

3.675.651

28.936.655

Myanma

5.747.808

26.499.139

New Zealand

3.309.140

22.189.932

Braxin

2.595.613

21.518.939

Đài Loan

1.985.275

27.141.366

Indonesia

1.096.871

10.148.479

Nam Phi

1.509.651

6.917.714

Ôxtrâylia

1.662.995

10.066.688

Urugoay

1.715.924

6.107.317

Phần Lan

888.020

9.050.688

Đức

800.637

5.503.609

PNG

2.290.582

16.962.168

Singapore

457.489

5.373.397

Hongkong

623.953

2.286.044

Áo

203.693

3.441.599

Chilê

272.437

4.332.417

Nhật Bản

324.835

3.557.863

Coxta Rica

 

2.559.417

Pháp

 

1.402.266

Thuỵ Điển

83.888

3.669.841

Guyan

 

2.452.033

Để đạt được kết quả này, cùng với sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước, sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp ngành gỗ là nhân tố quyết định. Hiện nay, ngành gỗ Việt Nam đã tạo được một chỗ đứng đáng kể trên thị trường thế giới. Cả nước có 3 cụm công nghiệp chế biến gỗ, đó là: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương; Bình Định – Tây Nguyên và Hà Nội - Bắc Ninh.

Với việc Việt Nam gia nhập WTO, áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế đối với tất cả các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn, điều này cũng không loại trừ đối với ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. Quy mô các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu vẫn ở mức nhỏ và vừa, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Lượng các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ đầu tư mới về các thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất còn thấp.

Năm 2006, mặc dù đang là thời kỳ tăng trưởng của ngành nhưng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đồ gỗ mới chỉ đạt khoảng 300 nghìn USD. Trong khi đó, có doanh nghiệp còn nhập khẩu cả những máy móc đã qua sử dụng. Điều này cho thấy, mức độ đầu tư vào công nghệ chế biến sản phẩm gỗ chưa cao. Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đặc biệt là hàng đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao.

Để tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần liên kết với nhau để nâng cao năng lực sản xuất, khắc phục tồn tại về quy mổ nhỏ và vừa của từng doanh nghiệp, tiến tới chuyên môn hoá trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu.



Nguồn tin: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường