Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cuộc chiến tranh giành nguồn lực đất đai toàn cầu
24 | 08 | 2011
Cuộc chiến giành quyền sử dụng nguồn lực đất đai toàn cầu trong thế kỷ 21 bắt đầu nóng lên. Do tỷ suất lợi nhuận cao, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang ráo riết thu gom đất nông nghiệp để sản xuất nông sản xuất khẩu

Do biến đổi khí hậu, dân số tăng và tình hình di cư, hàng tỷ người trên toàn cầu đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn đất và nước, giá thực phẩm tăng cao và số người bị đói cũng tăng lên. Lời cảnh báo rằng tương lai thiếu nguồn nước và thực phẩm với giá phải chăng, sẽ đẩy một phần thế giới vào suy thoái và bất ổn, có thể dẫn đến tình trạng thiếu kiểm soát và tham nhũng, tranh chấp biên giới và khơi dậy những mối hận thù truyền kiếp, căng thẳng dân tộc và trào lưu chính thống tôn giáo.

Những nhà lãnh đạo toàn cầu đều cảm thấy sức nóng từ mối nguy hiểm trên. Những mối lo ngại về an ninh lương thực đang thực sự to lớn. Theo UN, việc hợp nhất đất đai trên quy mô quốc tế là một chiến lược khả dĩ để giải quyết thách thức trên.

May mắn cho những nhà lãnh đạo lo lắng cho mối đe dọa này, chiến lược sản xuất thực phẩm ở nước ngoài, như một nơi trú ẩn trước làn sóng cách mạng, gắn với mục tiêu di chuyển vốn công và tư nhân. Các chính phủ sử dụng các quỹ thịnh vượng quốc gia và các nhà đầu tư giàu có tiếp cận các nguồn hỗ trợ địa phương, đang đàm phán để giành quyền sử dụng khoảng 10 triệu arces đất nông nghiệp tại châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Khi xuất khẩu thực phẩm ngược trở lại nước đầu tư, nguồn nước quý giá sử dụng để trồng trọt cũng đi kèm theo sản phẩm như một khoản hời miễn phí. Những nhà đầu tư lớn nhất vào đất nông nghiệp nước ngoài là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, cùng với Saudi Arabica và các nước vùng Vịnh giàu có. Những nước này nhìn chung đều chịu ảnh hưởng mạnh về tài chính hoặc chính trị bởi cuộc khủng hoảng thực phẩm 2007 – 2008. Các nước này cũng đều chia sẻ tình trạng thiếu hụt nguồn đất hoặc nước đủ để đảm bảo có thể sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong vài năm tới, đặc biệt là với cảnh báo của FAO, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa đất và khan hiếm nước ở nhiều nơi và tăng tần suất cũng như mức độ của các hình thái thời tiết tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển mùa vụ.

Những thỏa thuận cơ bản

Với những lời hứa hẹn thiếu chắc chắn và thay đổi thường xuyên, tốc độ thay đổi quyền sở hữu đất toàn cầu đang diễn ra nhanh chưa từng thấy kể từ thời thực dân, khi những người da trắng áp đặt chủ nghĩa dân tộc và vẽ lại bản đồ châu Phi, châu Á và tân Thế giới, áp chế văn hóa và quyền phân phối nhân lực, nông nghiệp và khai mỏ tại các lục địa này.

Chủ nghĩa thực dân mới giờ đây ko còn là những cuộc viễn chinh lớn mà giống với hoạt động giao dịch kinh doanh thông thường, với lời hứa hẹn “win-win”. Những nhà giao dịch, bao gồm các công ty sản xuất nông sản quốc tế, các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ và các nhà giao dịch hàng hoá, cũng như các quỹ lương hưu, các quỹ bảo trợ và các cá nhân đang bị hấp dẫn bởi nguồn đất nông nghiệp rẻ, cho lợi nhuận cao.

Hầu hết các thoả thuận đất đai diễn ra ở khu vực tư nhân, mặc dù thường nhận được sự hỗ trợ về tài chính và các hộ trợ khác khá mạnh từ chính phủ, cùng với những khoản đầu tư công đáng kể. Với khuynh hướng này, nhờ những nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ, chính phủ các nước Ả rập đang cung cấp khoản vay nợ khoảng 5 tỷ USD cho các công ty thuộc nước này đểu đầu tư vào các nước có tiềm năng nông nghiệp, bao gồm đầu tư vào ngành lúa gạo tại Indonesia và Thái Lan, cùng với khoảng 6 ngàn arce trồng lúa mỳ tại Sudan.

Các nhà đầu tư đang đàm phán chuyển nhượng đất ở mọi cấp độ, từ quản lý cấp cao nhà nước, quản lý địa phương, các trưởng tộc và những người sở hữu đất nghèo khó. Quyền sử dụng nguồn nước, vấn đề thuế, lương cho lao động và tiêu chuẩn môi trường thường là vấn đề trọng tâm của giao dịch.

Khi không thể mua quyền sở hữu với giá kỳ vọng, các nhà đầu tư thuê một diện tích lớn đất nông nghiệp, với thời gian dài, khoảng 99 năm, giá khoảng 40 cents/arce/năm.

Theo Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp IFAD, khoảng 2 triệu người tại các nước đang phát triển phục thuộc vào 500 triệu nông họ nhỏ cho sinh kế. Tại châu Á và các nước tiểu Sahara, những nông trại quy mô nhỏ cung ứng khoảng 80% thực phẩm cho người dân địa phương.

Hiện với tốc độ rất nhanh chóng, việc hợp nhất đất đai nhằm hỗ trợ nông dân địa phương dễ dàng hơn, thông qua hỗ trợ canh tác thường xuyên và chăn thả hỗn hợp trên diện tích sản xuất rộng lớn theo lối công nghiệp.

Với thời gian thuê 99 năm trên diện tích 2.500 arce, Saudi Sheikh Mohammed al-Amoudi, một nhà đầu tư giàu có, đã thuê những kỹ sư Tây Ban Nha và công nghệ sử dụng nguồn nước từ Hà Lan, 100 công nhân nữ thu lượm và đóng gói 50 tấn thực phẩm/ngày.

Nạn đói dai dẳng

Đã xa rồi thời kỳ các nhà chính trị lơ là mạng lưới an sinh xã hội, các lãnh đạo hiện nay rất lo ngại tình trạng đói nghèo trên diện rộng. Theo bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến thăm FAO tại Rome hồi tháng 5, trong suốt thời kỳ khủng hoảng lương thực năm 2007 – 2008, hàng trăm triệu người, những người tiêu thụ các loại lương thực cơ bản như gạo, lúa mỳ, hoặc ngô, đã bị đẩy ra ngoài xã hội. Những người này hiện vẫn đang trong tình trạng dễ tổn thương trước bất kỳ một biến động giá hoặc nguồn cung lương thực toàn cầu.

Theo bà Hillary Clinton, mối quan tâm của các nhà lãnh đạo hiện không chỉ giới hạn ở thiết lập mạng lưới an ninh lương thực. Trong thời kỳ khủng hoảng lương thực, giá lương thực tăng cao, làn sóng giận dữ và tuyệt vọng của nhiều người dân đã dẫn đến những cuộc nổi dậy ở một loạt các quốc gia.

Cuộc khủng hoảng lương thực 2007 – 2008 đã tạo nên một bước ngoặt trong nhận thức của giới lãnh đạo toàn cầu về môi trường và bất ổn nguồn cung lương thực. Trước đó, diện tích đất nông nghiệp mở rộng với tốc độ dưới 10 triệu acres/năm. Nhưng với dấu hiệu ngày càng rõ ràng về sự nóng lên toàn cầu, nhân loại đều nhận thấy rõ những hình thái thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, mưa bão ngày càng nhiều. Năng suất sản xuất nông sản giảm mạnh đẩy các nước xuất khẩu lớn phải ban lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, đẩy giá tăng và nguy cơ diễn ra nổi loạn ở một loạt các quốc gia. Theo chủ tịch WB Robert Zoellick từng cảnh báo vào năm 2008, 33 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng bất mãn xã hội tiềm tằng do giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.

Đến năm 2009, theo báo cáo của WB, diện tích đất được giao dịch trên toàn thế giới đạt 111 triệu arces, trong đó khu vực tiểu Sahara chiếm 75%. Đến năm 2010, WB đã nâng ước tính lên gần 140 triệu arces.

Theo Lester Brown, nhà sáng lập Worldwatch Institute and the Earth Policy Institute, cuộc chiến tranh giành đất nông nghiệp toàn cầu đang nóng lên. Diện tích đất được đàm phán để chuyển nhượng quyền sử dụng trên toàn cầu đã vượt tổng diện tích trồng ngô và lúa mỳ tại Mỹ.

Trong năm 2011, cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập tại khu vực Trung Đông nổ ra. Tình trạng bất mãn và thất nghiệp kéo dài là ngòi nổ chính của cuộc cách mạng. Tuy nhiên, theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Luân Đôn, yếu tố thực sự phía sau sự bất mãn này có thể là từ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, và nguy cơ bùng nổ trở lai của nó trong năm qua khi mùa vụ nông sản khắp toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán.

Trong vòng 7 tháng trước khi tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak thoái vị vào tháng 2, giá lúa mỳ đã tăng hơn gấp đôi. Trong tháng 8/2010, trước thách thức hạn hán và cháy rừng. Nga đã đặt lợi ích quốc dân lên hàng đầu và ban bố lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu hầu hết các loại ngũ cốc, để đảm bảo là giá ngũ cốc sẽ không tăng vọt.

Lệnh cấm này đã gây nên căng thẳng nguồn cung ngũ cốc nghiêm trọng tại Ai Cập, quốc gia nhập khẩu tới hơn một nửa để đáp ứng nhu cầu thực phẩm nội địa.

Đến đầu năm 2011, khoảng 21 nước đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, bao gồm hạn chế và cấm xuất khẩu một số loại nông sản nhất định.

Kim Dung AGROINFO

Theo In These Times

Kỳ sau: Trung Đông - cuộc tranh chấp khốc liệt



Báo cáo phân tích thị trường